Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Tân Uyên (Lai Châu) đã đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ về phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đời sống người nghèo, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện bình quân 5 - 6%/năm.
Một góc thị trấn Tân Uyên.
Từ các chính sách đầu tư hỗ trợ, cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo phụ trách các xã. Qua hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết 30a, Tân Uyên đã được đầu tư trên 432 tỷ đồng, từ nguồn vốn này, địa phương đã đầu tư, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng hơn 100 hạng mục công trình giao thông, nước sinh hoạt, thủy lợi, trường học, điện lưới, trạm y tế, nhà văn hóa…
Đến nay, đã bàn giao và đưa vào sử dụng 100% công trình, dự án. Qua đánh giá, các công trình, dự án thụ hưởng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng đã góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo của các xã được thụ hưởng. Các công trình giao thông giúp người dân có điều kiện đi lại và lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn; công trình nước sạch cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh của bà con; hệ thống điện lưới được kéo về tận thôn bản đã thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, giúp phát triển kinh tế và nâng cao trình độ dân trí của người dân. Để tăng hiệu quả khai thác, các công trình đều được huyện bàn giao trực tiếp cho xã, bản và thành lập các nhóm quản lý, do vậy, ý thức trách nhiệm của người dân trong quản lý, khai thác các công trình được nâng lên rõ rệt.
Hàng năm, trên cơ sở nguồn vốn tỉnh giao, căn cứ vào tình hình thức tế tại địa phương, Tân Uyên phân bổ nguồn vốn cho các đơn vị chủ động trong triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo. Huyện cũng tiến hành mở rộng sản xuất nông nghiệp bằng những cách làm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Ưu tiên bố trí vốn cho các hạng mục công trình tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân để qua đó, hệ thống hạ tầng ở các xã vùng sâu, vùng xa được hoàn thiện, tạo điều kiện để kinh tế - xã hội phát triển.
Ông Bùi Huy Phương, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Uyên, nhấn mạnh: Qua việc thực hiện các chính sách, dự án trong chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn vừa qua, đời sống của nhân dân trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao. Kết quả rõ ràng nhất là, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm rõ rệt, từ 46,6% xuống còn 16,25% (giai đoạn 2011 - 2015), tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân là 6%/năm; đã có 4 bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn so với năm 2011.
Thị trấn Tân Uyên là một trong những địa phương tích cực thực hiện công tác giảm nghèo của huyện. Bà Bùi Thị Hợi, Phó chủ tịch UBND thị trấn, cho biết: “Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của huyện nên thị trấn xác định công tác xóa đói giảm nghèo hết sức quan trọng, từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về các chính sách giảm nghèo, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng. Nhờ đó, thu nhập của người dân ngày càng nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh”.
Anh Giàng A Ư, đội 5, thị trấn Tân Uyên, chia sẻ: “Năm 2014, gia đình tôi được vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất. Sau gần 2 năm, tôi đã trả được nợ, nay được vay tiếp 15 triệu đồng, tôi vẫn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi. Nhờ sử dụng đồng vốn đúng mục đích, cuộc sống của gia đình tôi đã khấm khá hơn, mua sắm được nhiều đồ dùng trong nhà”.
Nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, UBND huyện Tân Uyên đã ban hành kế hoạch triển khai chương trình, mục tiêu mỗi năm giảm 4 - 5% hộ nghèo và 1 - 1,5% hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. Phấn đấu đến năm 2020 trở thành huyện phát triển khá của tỉnh, hàng năm giải quyết việc làm cho 1.500 lao động, đào tạo nghề cho 750 lao động/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%...
Để thực hiện mục tiêu trên, Tân Uyên sẽ tích cực huy động tối đa và tập trung các nguồn lực cho đầu tư phát triển, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đặc biệt tối ưu hóa phát triển kinh tế hàng hóa ở các xã nghèo, thôn nghèo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên thực hiện đồng bộ các dự án, chính sách trên địa bàn các thôn, xã đặc biệt khó khăn, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để giảm nghèo bền vững.
Đức Sơn
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.