Các điểm mới trong Nghị quyết 154/NQ-CP, điều kiện và thủ tục để người sử dụng lao động vay vốn trả lương cho người lao động đã thông thoáng và đơn giản hơn nhiều.
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các đại biểu tại Trụ sở chính, chi nhánh các tỉnh, thành phố về triển khai nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động theo Nghị quyết 154/NQ-CP và Quyết định 32/2020/QĐ-TTg.
Theo đó, các điểm mới trong Nghị quyết 154/NQ-CP, điều kiện và thủ tục để người sử dụng lao động vay vốn trả lương cho người lao động đã thông thoáng và đơn giản hơn nhiều.
Tại hội nghị, ông Dương Quyết Thắng – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam nhấn mạnh, việc tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết 154 và Quyết định số 32 đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho người lao động vừa được ban hành sớm đi vào cuộc sống.
NHCSXH đã ban hành văn bản hướng dẫn cho người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, với lãi suất 0%/năm.
Cụ thể, điều kiện vay vốn là người sử dụng lao động có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12.
Người sử dụng vay vốn phải có doanh thu quý 1 năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý 4 năm 2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, doanh nghiệp phải không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/ 2019.
Doanh nghiệp được vay tối đa không quá 3 tháng trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12. Mức cho vay tối đa một tháng bằng 50% mức lương tối thiểu vùng (x) số người lao động bị ngừng việc và mỗi khách hàng được vay vốn.
Lãi suất cho vay là 0%/năm. Lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm. Thời hạn cho vay do ngân hàng chính sách nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày giải ngân món vay đầu tiên. Đặc biệt, khách hàng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay và NHCSXH cho vay trực tiếp đến khách hàng.
Đánh giá cao ý nghĩa của việc cởi mở chính sách đối với doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh đã làm rõ hơn những trăn trở phía ngân hàng khi triển khai cho vay theo quy định mới. "Ngân hàng có thể lo lắng về rủi ro có thể phát sinh nhưng chúng ta cần bám sát vào tinh thần của Nghị quyết để triển khai. Đó là việc cho vay chỉ để trả lương cho người lao động chứ không phục vụ mục đích khác", Thứ trưởng cho biết.
Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, cán bộ ngân hàng phải bám sát yêu cầu của doanh nghiệp thật kỹ. Bên cạnh đó, cơ chế giám sát việc cho vay cần công khai thông tin. Người lao động cần được biết doanh nghiệp đã vay để trả lương cho mình và có thể giám sát việc này. Muốn thực hiện được điều này, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cần quán triệt, chỉ đạo đến các chi nhánh các địa phương đến các địa phương, tăng cường tuyên truyền để cho doanh nghiệp hiểu ý nghĩa của thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện.
Với tinh thần triển khai chính sách cho vay “đúng - trúng - hiệu quả”, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng yêu cầu chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn nghiệp vụ, quán triệt đến toàn thể cán bộ trong đơn vị để triển khai chính sách kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, đúng quy định, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.
Tổng Giám đốc NHCSXH đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói chung, cũng như chính sách cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động theo Quyết định 32, để đảm bảo chính sách đi vào cuộc sống, góp phần đẩy lùi dịch Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.
Hồ sơ vay vốn
|
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.