Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 16 tháng 12 năm 2017 | 8:0

Tập đoàn TH sẵn sàng “chinh phục” thị trường Trung Quốc

Khi đặt chân ở vùng đất biên cương Hà Giang, Tập đoàn TH đã có chiến lược xuất khẩu sữa và nông sản sang Trung Quốc, thị trường đầy tiềm năng với hơn 1,4 tỷ dân.

Trung Quốc là thị trường lớn với tổng giá trị thị trường sữa khoảng 30 tỷ USD/năm. Nhu cầu đối với sản phẩm sữa của nước này được dự báo tăng 37%, lên 76 tỷ USD trong 5 năm tới, nghĩa là Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường sữa lớn nhất thế giới.

Nhận thấy rõ tiềm năng, tới nay, nhiều thương hiệu sữa lớn của Việt Nam như TH true Milk, Vinamilk,… đã bắt đầu kế hoạch tiếp cận thị trường 1,4 tỷ dân này.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự Lễ động thổ Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao Hà Giang của Tập đoàn TH tại xã Phong Quang (huyện Vị Xuyên).

Sẵn sàng cho cuộc chơi lớn

Bước vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sữa đúng thời điểm cả thế giới chấn động trước sự cố hàng nghìn trẻ em Trung Quốc nhiễm Melamin trong sữa (năm 2008 -2009), bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH (với thương hiệu TH true Milk) xác định phải sản xuất “loại sữa tươi sạch đẳng cấp quốc tế” để “mang ly sữa Việt Nam ra thế giới”.

Tháng 10/2009, dự án chăn nuôi bò sữa có tổng vốn trên 1,2 tỷ USD của Tập đoàn TH được triển khai trên tổng diện tích 37.000ha tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Tới nay, TH đã sở hữu trang trại bò sữa tập trung công nghệ cao lớn nhất châu Á với quy mô đàn bò 45.000 con; nhà máy chế biến sữa công suất giai đoạn 1 đạt 200.000 tấn/năm. 

Thế nhưng, chưa dừng lại ở đó, bà Thái Hương tự tin sẽ vẽ lại “bản đồ sữa tươi” của Việt Nam. Cuối tháng 11 vừa qua, Tập đoàn TH  chính thức khởi động dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tại huyện vùng biên Vị Xuyên (Hà Giang). 

Trong khi nhiều doanh nhân khác đang loay hoay tìm cách để sản phẩm của mình đạt “chuẩn Việt Nam”, thì bà Thái Hương đã nung nấu ý tưởng vượt khỏi biên giới quốc gia, để tạo ra những sản phẩm đạt chuẩn quốc tế.

Khi đặt chân đến Hà Giang, bà Thái Hương đã có chiến lược xuất khẩu sữa và nông sản sang Trung Quốc - thị trường với hơn 1,4 tỷ dân. Để thực hiện chiến lược này, Tập đoàn TH đã mở chi nhánh tại Quảng Châu và đưa sản phẩm TH true MILK vào một số siêu thị của khu vực.

Người đứng đầu TH cho biết, doanh nghiệp đã thông thương hoạt động xuất khẩu chính ngạch sữa sang Trung Quốc, mỗi tháng có khoảng 50-60 container đặt hàng các sản phẩm về sữa “nhưng chúng tôi không cung cấp đủ”.

Dự án tại Hà Giang được kỳ vọng sẽ kết nối TH tới gần thị trường tiềm năng này. Sau lễ động thổ tại Hà Giang, TH sẽ tiếp tục khảo sát 6 tỉnh phía Bắc với mong muốn nơi nào cũng có bò sữa.

Ông Trương Hiểu Khâm, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Tây tới thăm gian hàng TH True MILK tại Hội chợ CAEXPO tại Nam Ninh, Trung Quốc năm 2016, ăn thử sản phẩm tại gian hàng và mong muốn TH sớm có mặt tại tỉnh này

Dự án “khủng” trên đất nghèo

Với vốn đầu tư dự kiến lên tới 4.500 tỷ đồng, TH lựa chọn xây dựng 2 dự án ở các huyện nghèo vào bậc nhất, nhì của Hà Giang để khởi động dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao.

Với dự án này, lần đầu tiên ngành nông nghiệp Hà Giang được biết tới công nghệ 4.0 trong chăn nuôi thông qua mô hình của TH. Trang trại TH tại Hà Giang áp dụng quy trình chăn nuôi, quản lý đàn bò, chuồng trại... theo quy trình công nghệ của Israel với phần mềm quản lý bò sữa tiên tiến nhất thế giới Afifarm; quy trình quản lý dịch bệnh, thú y của New Zealand; quy trình, thiết bị xử lý nước, chất thải của Nhật Bản, Israel, Hà Lan…

“Đặt chân lên vùng đất này, tôi nhớ lại cảm giác khi lần đầu về Nghệ An làm Dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao. Từ muôn vàn khó khăn, dự án của chúng tôi đã thành công. Sự thành công đó đã đưa ly sữa của Nghệ An ra thế giới và hôm nay tôi lại thấy cảm giác như vậy. Đây cũng là mảnh đất đầy khó khăn, chỉ bước qua một dòng sông, qua con đường khoảng 10km là đến cửa khẩu quốc tế. Thế nhưng, nơi này sẽ hiện thực hóa định hướng ngành sữa mà tôi muốn vươn xa”, bà Thái Hương tâm sự.

Về sản phẩm, tại Hà Giang - dưới sự định hướng của bà Thái Hương - sẽ có thêm Dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng với diện tích lên tới 5.536ha. Dự định của bà sẽ là kết hợp sữa tươi với thảo dược, sữa tươi với hoa quả đặc trưng trên địa bàn để sáng tạo ra dòng thức uống thảo dược, sữa tươi thảo dược.

“Vùng đất nơi đây rất tuyệt vời, phù hợp với sản xuất sữa organic, các vùng khác của Hà Giang cũng rất phù hợp cho việc trồng thảo dược organic dưới tán rừng và hái lượm tự nhiên. Từ nguồn nguyên liệu đó, TH sẽ tạo ra những sản phẩm tốt cho con người, tạo ra nguồn thu cho bà con và góp phần dinh dưỡng lành mạnh cho một thế hệ thanh niên Việt Nam cao lớn hơn”.

Từ định hướng doanh nghiệp là nòng cốt, bà Thái Hương khẳng định sẽ giúp nông dân tham gia vào từng mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất và đem lại lợi ích cho cộng đồng. “Bà con sẽ góp công vào trồng nguyên liệu thức ăn cho bò sữa, trồng thảo dược sạch. Từ đó sẽ thoát nghèo, sẽ không phá rừng, giữ được rừng nghĩa là giữ được nguồn nước sạch. Điều đó sẽ giúp Việt Nam phát triển nền kinh tế xanh sạch, thân thiện môi trường như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, bà Thái Hương khẳng định.

Ông Ánh Đức Toàn ở Bản Mán (Vị Xuyên)  kể: “Sau thời gian tham gia quân đội, giải ngũ trở về, tôi cùng dân làng phải làm lại từ cái chuồng lợn đến cái cột nhà bằng tre... vì tất cả đã bị bom đạn cày nát. Đất đai cằn cỗi lại thiếu nước nên mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ lúa vào tháng 5, tháng 6; còn vụ xuân hè thì trồng ngô, cây được cây mất. Chính vì vậy, dân ở đây phần lớn kinh tế vẫn rất khó khăn”.

Khi được tin sẽ có một trang trại quy mô lớn và một nhà máy chế biến công nghệ cao mọc lên trên chính mảnh đất quê hương, ông Toàn vui lắm. Ông cho biết, nhiều nông dân trong vùng đã được mời tới trang trại bò sữa TH tại Nghệ An, tận mắt chứng kiến mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao của TH nên đều tin tưởng vào sự thành công.

“Chúng tôi sẵn sàng trồng ngô, trồng cỏ để bán lại cho TH. Tôi tính, nếu trồng ngô để lấy hạt thì mỗi năm chỉ trồng được 2 vụ, 1 vụ hè thu, 1 vụ xuân hè, nếu trồng bán cho TH thì sẽ trồng được 3 vụ, không sợ mất mùa, ngô chắc hạt cái thì họ thu mua, rõ ràng gia đình sẽ có thu nhập cao hơn. Những ngóc ngách bỏ hoang sẽ lại trồng được cỏ. Có dự án về, đường sá mở mang, người dân cũng có thể bán được sản vật của quê nhà, cuộc sống chắc chắn sẽ sáng sủa hơn”, ông Toàn nói.

Với kinh nghiệm gần 10 năm làm sữa sạch từ Nghệ An và quyết tâm khơi dòng sữa tươi sạch từ nơi địa đầu của Tổ quốc, mong rằng, giấc mơ đưa sữa Việt ra thế giới của bà Thái Hương sẽ thuận buồm xuôi gió.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top