Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2019 | 11:32

Tập trung phòng trừ sâu đục cuống quả vải

Theo Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp Lục Ngạn (Bắc Giang), hiện nay trà vải chính vụ đang rụng sinh lý lần 1, trà vải sớm đang phát triển hạt và cùi.

vai_bg.jpg
Người dân Lục Ngạn phun thuốc phòng trừ sâu đục cuống quả vải thiều.

 

Sâu đục quả vải đang phát triển gây hại các trà vải, đặc biệt là những vườn rậm rạp và trên trà vải sớm như vải U hồng, Thanh Hà với mật độ trung bình  1 - 2 con/cành; nếu không phòng trừ kịp thời, sâu non sẽ gây hại nặng trong thời gian tới và phát triển mạnh ở lứa sau.

Ông Vũ Lệnh Sánh, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Ngạn, cho biết: Giai đoạn sâu non của sâu đục cuống quả gây hại bằng cách đục vào hạt làm cho quả vải không phát triển và rụng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả vải. Đặc điểm của sâu non khi nở là trực tiếp từ mặt dưới vỏ trứng đục vào quả và suốt đời sống của sâu non ở trong quả cho đến khi sâu đẫy sức hóa nhộng mới ra ngoài, vì vậy, người dân cần phun phòng trừ sâu trưởng thành, trứng và sâu non mới nở thì hiệu quả trừ sâu mới cao.

Để phòng trừ sâu đục quả vải hiệu quả, nhà vườn cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật sau:

Biện pháp cơ giới: Tạo tán tỉa cành cây vải thiều thông thoáng, kết hợp vệ sinh vườn, thường xuyên thu gom tiêu hủy các cành và quả bị sâu hại.

Biện pháp hóa học: Tập trung phun kép 2 lần thuốc phòng trừ trưởng thành lứa 3 sâu đục cuống quả vải (có hiện tượng gối lứa) đang ra rộ:  hai lần phun cách nhau 6 - 7 ngày, bằng một trong những loại thuốc sau: Virtako 40WG, Emamectin (Taisieu 1.0 EC, Mikmire 2.0 EC), Abamectin (Sudoku 2 EC, 58 EC), Confitin 36 EC,  Centerosin 242 Wp… Chú ý phun đúng nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn mác. Nên phun vào chiều mát, phun kỹ vào tán lá, trong tán cây, cành thấp.

 

 

Đức Thọ
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top