Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 12 năm 2020 | 13:49

Tây Bắc: Tích cực phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Cuối năm là dịp cao điểm của nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Do đó, các tỉnh miền núi phía Bắc đều tích tuyên truyền cho bào con nâng cao khả năng phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi.

cay-vu-dong.jpg
Người dân xã Quang Kim chăm sóc rau vụ đông. Ảnh: báo Lào Cai

 

Lào Cai: Chủ động chống rét cho cây trồng vụ đông

Trong tháng 12, nền nhiệt trung bình tại Lào Cai liên tục giảm sâu. Để đảm bảo sự phát triển của cây trồng, nông dân các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp chống rét.

Thời điểm này, diện tích hoa trồng phục vụ dịp Tết Nguyên đán đang sinh trưởng mạnh, bên cạnh các biện pháp cơ bản, nhiều hộ trồng hoa đầu tư kéo điện thắp sáng giữ ấm, tăng cường quang hợp để cây hoa phát triển tốt.

Chị Phạm Thanh Hòa (thôn Hải Niên, xã Thái Niên) cho biết: Bóng điện thắp cho hoa phải là loại bóng tròn, đèn sợi đốt có ánh sáng vàng chứ không dùng bóng điện có ánh sáng trắng, bóng huỳnh quang. Loại đèn sợi đốt tỏa nhiệt tốt, ánh sáng tương tự như ánh sáng mặt trời nên tốt cho cây. Thắp đèn như thế cây mới lên đều, không bị còi cọc cũng như không bị chết mầm hoa làm “chột” cây.

Vụ đông năm nay, nông dân trong tỉnh trồng hơn 11.000 ha cây vụ đông các loại. Cây trồng trong vụ đông chủ yếu là nhóm cây ưa lạnh nên nền nhiệt xuống thấp ít gây ảnh hưởng đến cây trồng. Tuy nhiên, với nhóm cây có sức chống chịu kém hơn ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt như các loại cây họ bí, cà chua, hoa, đòi hỏi người dân thực hiện nhiều biện pháp chống rét nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới năng suất. Ngoài ra, nhiệt độ xuống thấp thường kéo theo sương muối vào đêm và sáng, nắng hanh vào buổi chiều dễ gây táp lá, vàng úa với nhóm cây ăn lá nên người dân cũng cần cẩn trọng.

Ông Phạm Quốc Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo: Những ngày nhiệt độ xuống thấp, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp chống rét cho cây trồng. Khi xảy ra rét đậm, rét hại, đối với những diện tích rau màu đã đến kỳ thu hoạch cần khẩn trương thu hoạch ngay; khi xuất hiện sương muối, giá buốt, cần dùng các biện pháp tưới nước trên mặt lá để làm tan sương, tránh hiện tượng cháy lá, táp lá và sương mai; bón bổ sung phân lân, hữu cơ hoai mục, hạn chế bón đạm; phun hoặc tưới một số chế phẩm sinh học như Trichoderma, KH, PenacP… Ngoài ra, nên sử dụng ni-lông, rơm, rạ phủ luống và màng che thấp, nhà màng, nhà lưới cho cây vụ đông. Với cây cà chua, đỗ thì cần tỉa thưa cành, nhánh làm bộ tán thông thoáng, hạn chế sâu, bệnh hại; tiến hành thụ phấn nhân tạo, thụ phấn bổ sung cho các loại rau ăn quả như bí đỏ, cà chua trong những ngày nhiệt độ xuống thấp.

Nậm Pồ chủ động phòng chống rét cho gia súc

Ở huyện Nậm Pồ (Điện Biên) có nơi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp dưới 10oC, rất dễ ảnh hưởng đến đàn gia súc của người dân. Trước tình hình đó cơ quan chuyên môn huyện đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng chống rét, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ an toàn cho đàn gia súc trên địa bàn. 

 

gia-suc.jpg

Người dân xã Si Pa Phìn chủ động che chắn chuồng trại để phòng chống rét cho gia súc. Ảnh: C.T.V

 

Năm 2020, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện Nậm Pồ đạt gần 70.000 con, trong đó đàn trâu hơn 23.000 con, bò gần 5.500 con.

Nhận định những ngày giá rét là điều kiện dễ phát sinh nhiều loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, vì vậy, ngay từ cuối tháng 10, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống rét, dịch bệnh gia súc triển khai đến các cơ quan chuyên môn, các xã trên địa bàn.

Trong đó chú trọng hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật chống rét, chống đói cho gia súc. Ðối với đàn gia súc ăn cỏ (trâu, bò, ngựa, dê) bằng mọi hình thức, nguồn lực sẵn có tại địa phương để dự trữ và bảo quản rơm rạ không để bị nấm, mốc; tăng cường chăm sóc diện tích cỏ trồng và các cây thức ăn khác (cây ngô, cây chuối), tìm kiếm các loại lá cây rừng đảm bảo cung cấp đủ thức ăn thô xanh trong mùa đông.

Ðồng thời, bổ sung nguồn thức ăn tinh (cám, bột ngô, bột sắn hoặc cháo ấm…), cho uống nước ấm pha thêm muối loãng để tăng khả năng chống rét. Củng cố chuồng trại, che chắn tránh gió lùa, chống rét bằng các tấm phên đan từ tre nứa hoặc bạt quây quanh chuồng trại. Giữ nền chuồng khô ráo, ấm áp và tạo nguồn nhiệt sưởi ấm cho vật nuôi (đốt củi, trấu gần chuồng trại); lót nền chuồng bằng rơm, rạ, trấu để gia súc ngủ, nghỉ có đủ nhiệt ấm. Cho gia súc về chuồng trại, nghỉ làm việc trong những ngày mưa rét, khi nhiệt độ thời tiết dưới 12oC.

Ngoài ra, các xã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở tiến hành tiêm phòng vắc xin phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, phun khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nhằm đảm bảo đàn vật nuôi khỏe mạnh, phát triển và có sức đề kháng tốt trong mùa đông.

Ngay từ đầu mùa đông, UBND xã chỉ đạo cán bộ thú y, các ban  ngành đoàn thể đến từng nhà tuyên truyền, vận động người dân sửa chữa chuồng trại; hướng dẫn bà con ủ rơm để đảm bảo nguồn thức ăn và bổ sung thức ăn tinh bột, muối khoáng… tăng cường sức đề kháng cho gia súc trong những ngày giá rét. Ðến thời điểm này, UBND xã đã cử cán bộ đến 9/9 bản trên địa bàn xã với mục tiêu phòng chống rét, dịch bệnh tốt nhất cho gia súc.

Ðược sự tuyên truyền, hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, khi nhiệt độ xuống thấp hoặc có sương muối, gia đình chị Lèng Thị Hiền, bản Nà Hỳ 1 (xã Nà Hỳ) đã lùa gia súc từ bãi chăn thả về chuồng nhốt để tránh rét. Chị Lèng Thị Hiền cho biết: Nhà tôi có 30 con bò và trâu. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, ngay từ đầu mùa đông năm nay, gia đình tôi chủ động tu sửa hệ thống chuồng trại kín đáo, chắc chắn hơn. Không chỉ vậy, tôi còn chủ động tích trữ rơm rạ, trồng thêm cỏ voi để bổ sung nguồn thức ăn tươi cho gia súc trong những ngày giá rét. Hôm nào trời rét quá thì không cho trâu bò ra khỏi chuồng mà cắt cỏ về cho ăn hoặc sử dụng thức ăn dự trữ. Khi nào trời ấm lên thì cho trâu, bò ra ngoài để vệ sinh chuồng trại sạch sẽ xong mới cho vào.

Lương Sơn: Tích cực phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Nguyễn Quốc Tiến, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn (Hòa Bình) cho biết: Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại tăng cường, huyện chủ động phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi nhằm giảm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ cây trồng, vật nuôi phát triển.

Huyện thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại; tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống truyền thanh cơ sở. Phòng NN&PTNN hướng dẫn các địa phương thực hiện biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, thủy sản và cây trồng; điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện, diễn biến thời tiết. 

Hiện, toàn huyện có tổng đàn trâu, bò 13.051 con, đàn lợn 46.704 con, dê 8.470 con, gia cầm 1.294 nghìn con. Những năm gần đây, ý thức của người dân về công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm chuyển biến tích cực, phần lớn các hộ chăn nuôi triển khai, áp dụng biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Vụ đông xuân 2020 - 2021, huyện chủ động nguồn thức ăn dự trữ, đảm bảo chuồng trại. Toàn huyện có 145 ha cây cỏ, ngô; 498 ha rơm, rạ phục vụ chăn nuôi; chuồng trại kiên cố là 3.112 chuồng, 498 chuồng trại bán kiên cố.  

Từ ngày 14/12 đến nay, thời tiết lạnh sâu, các hộ chăn nuôi sử dụng vật liệu che chắn chuồng trại, như bạt, bao dứa, tấm nilon… che kín chuồng nuôi, đảm bảo đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt chuồng trong những ngày mưa rét, giữ nền chuồng luôn sạch, khô. Phòng NN&PTNT huyện khuyến cáo người dân khi có mưa tuyệt đối không thả rông gia súc, chăm sóc trâu, bò, dê tại chuồng; bổ sung thêm thức ăn tinh, như: Cám ngô, sắn, cám gạo...; dùng bao tải đay, chăn cũ quấn quanh cơ thể gia súc để chống rét; sử dụng củi, trấu... đốt sưởi cho gia súc, nhất là bê, nghé và trâu, bò già yếu…

Sơn Dương tăng cường chống rét cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang rét đậm, người chăn nuôi huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã tăng cường phòng chống rét cho đàn vật nuôi bằng nhiều biện pháp tích cực.

 

son-duong.jpg

Chị Phạm Thanh Vân, thôn An Lịch, xã Đông Lợi (Sơn Dương) sử dụng đèn điện sưởi ấm cho đàn lợn khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Ảnh: Báo Tuyên Quang

 

Gia đình chị Phạm Thanh Vân, thôn An Lịch, xã Đông Lợi (Sơn Dương) có 20 con lợn thương phẩm và lợn nái. Chị Vân cho biết, những ngày này, nhiệt độ xuống thấp, gia đình đã dùng bạt che kín chuồng, đối với lợn nái chị tận dụng áo, chăn cũ, lá chuối khô làm nền. Những hôm trời lạnh, chị Vân dùng thêm đèn điện sưởi ấm cho đàn lợn. Cùng với việc chống rét, chị luôn giữ cho chuồng trại sạch sẽ, khô ráo vì vậy đàn lợn của gia đình phát triển rất tốt.

Để chống rét cho vật nuôi, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tham mưu UBND huyện các phương án về phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi như hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, đảm bảo vệ sinh chuồng trại cho gia súc. Đồng thời, tuyên truyền người dân không thả rông gia súc khi nhiệt độ dưới 12 độ C, chủ động dự trữ thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản. Đối với các hộ nuôi thủy sản, duy trì mức nước ao nuôi từ 

1,5 - 2,0 m, trên mặt ao thả bèo tây kín 1/2 - 2/3 diện tích ao hoặc có thể làm khung và che phủ bề mặt ao bằng nylon trắng, che cách mặt nước ao từ 0,4 - 0,5 m để ngăn gió, tăng khả năng giữ nhiệt độ cho nước ao nuôi. Đồng thời, ngay từ khi chuẩn bị vào vụ đông, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã cử cán bộ khuyến nông mở lớp tập huấn phòng chống rét đối với đàn vật nuôi cho bà con. Đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã tổ chức được 400 lớp tập huấn cho 400 thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện.

Huyện Sơn Dương hiện có 19.117 con trâu, 12.826 con bò, 155.128 con lợn và hơn 1.483.650 con gia cầm. Do người dân chủ động các biện pháp ứng phó, nên đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa ghi nhận thiệt hại nào đối với đàn gia súc, gia cầm do rét đậm, rét hại gây ra.

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top