Trước nguy cơ về thực phẩm “bẩn” ảnh hưởng đến sức khỏe, người tiêu dung cần nâng cao ý thức, trở thành người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn các sản phẩm “sạch” phục vụ cho các bữa ăn của gia đình.
Gần 3,5 tạ thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ cho hay, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục QLTT về việc triển khai thực hiện Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2022, Cục QLTT TP Cần Thơ đã ban hành kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện.
Qua thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, mới đây, Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT TP Cần Thơ phối hợp với Đội 2 thuộc Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP Cần Thơ tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đối với Cửa hàng thực phẩm T.V (địa chỉ: Quốc lộ 91, khu vực 15, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) do ông L.V.L làm đại diện, ngành nghề mua bán các loại nông sản, thực phẩm.
Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng này kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tang vật vi phạm là 345kg thực phẩm đông lạnh các loại gồm đùi gà, chân gà, móng trâu, bao tử trâu, cánh gà, lườn cá hồi, mề gà, tim gà, thịt má heo, lưỡi heo và sụn gà. Tổng giá trị tang vật vi phạm trên 14 triệu đồng.
Đoàn kiểm tra tạm giữ toàn bộ tang vật nêu trên, lập biên bản vi phạm hành chính đối với Cửa hàng thực phẩm T.V và xử lý nghiêm theo đúng quy định nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật về ATTP đối với tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cần Thơ.
Lãnh đạo Cục QLTT TP Cần Thơ chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATTP của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chế biến, bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương như rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo…
Đồng thời, tuyên truyền các quy định pháp luật, kiến thức ATTP; nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP; góp phần thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 là “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”.
Tẩy chay thực phẩm 'bẩn' là bảo vệ chính mình!
Khi thực phẩm 'bẩn' không thể nhận biết bằng mắt thường thì việc tự nâng cao ý thức trong mua bán, tiêu dùng chính lá giải pháp hữu hiệu nhất với người nội trợ thông thái. Với suy nghĩ 'đắt xắt ra miếng', nhiều người dân ở Thái Nguyên chấp nhận mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng với giá cao hơn gấp đôi, ba lần ngoài chợ chỉ để có được những bữa ăn an toàn.
Theo chia sẻ của nhiều người dân, hiện nay, ở thị trường Thái Nguyên vẫn xuất hiện tràn lan các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn do làm dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong trồng trọt; cám tăng trưởng trong chăn nuôi; những hóa chất cấm trong chế biến nông, lâm thủy sản và sử dụng loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối…
Bởi vậy, nhiều người khá thận trọng khi mua thực phẩm. Lựa chọn những cơ sở kinh doanh uy tín để mua thực phẩm chính là giải pháp của nhiều người dân. Do đó, khoảng 6 năm nay, Cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch – Phú Sơn Food trên đường Bắc Sơn (TP. Thái Nguyên) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều “bà” nội trợ.
Bà Nguyễn Thị Hải, có địa chỉ tại tổ 10, phường Hoàng Văn Thụ (TP. Thái Nguyên), khách hàng thường xuyên của Cửa hàng, chia sẻ: Ba năm trước, tôi khá dễ dãi trong việc mua thực phẩm, cứ gặp đâu mua đó. Vì vậy, gia đình tôi đã có lần bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm cao. Sau lần đó, khi mua thực phẩm, tôi không qua loa đại khái như trước nữa mà chỉ chọn những cửa hàng kinh doanh thực phẩm sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP… như Phú Sơn Food để mua hàng. Nhờ đó, chất lượng các bữa ăn của gia đình tôi được nâng lên, đảm bảo các tiêu chí, ngon, sạch, an toàn, tốt cho sức khỏe…
Không riêng gì bà Hải, nhiều người tiêu dùng cũng đã tự bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình bằng cách mua thực phẩm ở những cửa hàng có uy tín và “tẩy chay” những nơi bán hàng kém chất lượng.
Chị Dương Thị Thanh ở thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ) cho hay: Tuy không thể phân biệt thực phẩm “bẩn” và “sạch” bằng mắt thường nhưng tôi có thể cảm nhận độ an toàn của sản phẩm qua những món ăn đã được chế biến. Ví như rau muống, nếu bón nhiều phân đạm và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao, khi luộc lên, nước đen kịt, mùi rất khó chịu, trong khi nước luộc của rau “sạch” vừa trong, vừa xanh. Tương tự, thịt lợn “sạch” sau chế biến thường có mùi thơm chứ không có mùi hoi khó chịu như thịt lợn nuôi bằng cám tăng trọng…
Có thể thấy, trước những nguy cơ về thực phẩm “bẩn” ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều người dân trong tỉnh đã tự nâng cao ý thức, trở thành người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn các sản phẩm “sạch” phục vụ cho các bữa ăn của gia đình.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận mà đưa ra thị trường không ít thực phẩm “bẩn”, nhất là các loại rau, củ, quả, gạo, thịt... Minh chứng rõ nét nhất là trong năm 2021, các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành thanh, kiểm tra và phát hiện hơn 600 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm với các lỗi như: Chế biến, kinh doanh thực phẩm ở môi trường vệ sinh không đảm bảo; điều kiện vệ sinh chung tại cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa đạt yêu cầu; sản xuất, chế biến sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng…
Do đó, để ngăn chặn thực phẩm “bẩn” một cách triệt để thì ngoài việc nâng cao nhận thức trong quá trình tiêu dùng, mỗi người dân cần nêu cao tinh trần trách nhiệm khi phát hiện những hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Lý Văn Cảnh, Trưởng Phòng An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Thái Nguyên), cho rằng: Khi phát hiện các hành vi vi phạm, người dân nên báo với cơ quan có thẩm quyền thì các vi phạm mới được giải quyết kịp thời. Đây vừa là biện pháp răn đe, vừa là hình thức ngăn chặn thực phẩm “bẩn” có mặt trên thị trường, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.