Ông Ven đã sinh sống và phụng dưỡng ba là cụ Phan Văn Nhem suốt những năm tháng đến cuối đời. Đến năm 2005, cụ Nhem mất mọi giấy tờ đất đai vẫn đứng tên ông Ven theo sổ chứng nhận quyền sử dụng đất mà nhà nước đã cấp trước đó.
Báo kinh tế nông thôn nhận được đơn thư của gia đình ông Phan Văn Ven, ngụ ở ấp Bến Kinh, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh về việc xảy ra tranh chấp đất đai và đòi chia di sản thừa kế trên mảnh đất giữa gia đình ông Phan Văn Ven đang sở hữu và các chị gái là bà Phan Thị Kia, Phan Thị Nô, Phan Thị Ro, Phan Thị Gái, Phan Thị Rãnh, Phan Thị Tuyết, Phan Thị Xong cùng anh Huỳnh Châu Giang, Huỳnh Mạnh Danh, Huỳnh Thanh Hiền, Huỳnh Quốc Tuấn và chị Huỳnh Ngọc Diệu
Báo kinh tế nông thôn nhận được đơn thư của gia đình ông Phan Văn Ven, ngụ ở ấp Bến Kinh, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh về việc xảy ra tranh chấp đất đai và đòi chia di sản thừa kế trên mảnh đất giữa gia đình ông Phan Văn Ven đang sở hữu và các chị gái là bà Phan Thị Kia, Phan Thị Nô, Phan Thị Ro, Phan Thị Gái, Phan Thị Rãnh, Phan Thị Tuyết, Phan Thị Xong cùng anh Huỳnh Châu Giang, Huỳnh Mạnh Danh, Huỳnh Thanh Hiền, Huỳnh Quốc Tuấn và chị Huỳnh Ngọc Diệu.
Theo như đơn thư, sau giải phóng ông Ven và bố là cụ Phan Văn Nhem có về canh tác trên mảnh đất ở ấp Bến Kinh, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Đến năm 1976 , ông Ven được thừa kế mảnh đất với tổng diện tích 10.250m2. Cùng với đó là các chị gái của ông đều được chia đất tại các địa chỉ khác nhau. Năm 1993 nhà nước kêu gọi đăng ký chủ quyền đất đai. Năm 1998, ông Ven có đăng kí kê khai quyền sử dụng đất và ghi rõ nguồn gốc đất là được thừa kế của ba để lại. Tháng 5/1999 ông được nhà nước cấp sổ chứng nhận quyền sử dụng đất số N242717 với tổng diện tích 10.250m2 đất ở tại xã Đôn Thuận, huyện Tràng Bảng, tỉnh Tây Ninh.
Ông Ven đã sinh sống và phụng dưỡng ba là cụ Phan Văn Nhem suốt những năm tháng đến cuối đời. Đến năm 2005, cụ Nhem mất mọi giấy tờ đất đai vẫn đứng tên ông Ven theo sổ chứng nhận quyền sử dụng đất mà nhà nước đã cấp trước đó. Tuy nhiên đến năm 2011, các chị gái ông Ven là bà Phan Thị Kia, Phan Thị Nô, Phan Thị Ro, Phan Thị Gái, Phan Thị Rãnh, Phan Thị Tuyết, Phan Thị Xong và anh Huỳnh Châu Giang làm đơn khởi kiện đòi chia di sản thừa kế trên mảnh đất đang đứng tên ông Ven sở hữu.
Ngày 27/6/2011, Tòa án nhân dân huyện Tràng Bảng, tỉnh Tây Ninh đưa ra xét xử sơ thẩm công khai vụ án tranh chấp đất đai và tuyên án “Không chấp thuận yêu cầu chia di sản thừa kế của phía nguyên đơn là bà Phan Thị Kia, Phan Thị Nô, Phan Thị Ro, Phan Thị Gái, Phan Thị Rãnh, Phan Thị Tuyết, Phan Thị Xong và anh Huỳnh Châu Giang, Huỳnh Mạnh Danh, Huỳnh Thanh Hiền, Huỳnh Quốc Tuấn và chị Huỳnh Ngọc Diệu đối với ông Phan Văn Ven và bà Ngô Thị Dối được thụ lý số: 339/2010/TLST-DS ngày 25 tháng 10 năm 2010”.
Ngày 27/6/2011 Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh mở phiên tòa phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 208/2011/TLPT-DS về việc tranh chấp di sản thừa kế do bản án dân sự sơ thẩm số: 88/2011/DS-ST ngày 27 tháng 6 năm 2011 tại trụ sở tòa án nhân dân huyện Tràng Bảng bị kháng cáo. Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh không chấp nhận bản kháng cáo của phía nguyên đơn. Quyết định giữ nguyên bản án dân sự số: 88/2011/DS-ST mà tòa án dân sự huyện Tràng Bảng đã tuyên trước đó vào ngày 27/6/2011.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.