Trong khuôn khổ Diễn đàn “Phòng và trị bệnh nuôi cá nước ngọt”, chiều nay (12/11), các đại biểu đã đi thăm mô hình sản xuất cá giống và cá thương phẩm của HTX thủy sản Hưng Phát; mô hình nuôi cá lồng trên sông Hồng.
Trong ao nuôi truyền thống, một chiếc bể hình chữ nhật được xây bằng bê tông, có kích thước rộng 5 mét, dài 20 mét và sâu 2 mét. Một đầu bể được lắp đặt hệ thống bơm nước, kết hợp sục khí. Đầu còn lại sẽ được lắp lưới ngăn cá và hệ thống lắng phân cá cùng các chất thải khác, được hút ra ngoài theo định kỳ.
Với cách nuôi này, nước ao được hệ thống máy bơm chuyên dụng bơm liên tục qua bể, biến thành con sông nhỏ chảy không ngừng, tăng lượng ô xy. Nhờ đó, cá được sống trong môi trường như nuôi trên lồng bè trên sông, nhưng không phải tiếp xúc với bùn và các tác nhân gây bệnh. Mật độ cá nuôi trong bể 10 lần so với ao thông thường, cá phát triển nhanh và hoàn toàn sạch.
Được biết, 100% cá thương phẩm của HTX Hưng Phát xuất bán tới siêu thị và các nhà hàng, bếp ăn tập thể theo hợp đồng hàng năm; giá bán ổn định và phù hợp với chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, HTX Hưng Phát còn là địa chỉ cung cấp cá giống và các thiết bị nghề nuôi thủy sản uy tín cho thị trường trong cả nước. Hiện, tổng diện tích sản xuất của HTX là 45ha, trong đó 25ha nuôi cá giống; 20ha cá thương phẩm. Mỗi năm, xuất bán ra thị trường 200 đến 250 tấn cá giống; 200 triệu con cá bột và khoảng 150 tấn cá thương phẩm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…