Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 10 tháng 9 năm 2022 | 9:26

Thành công nhờ quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân Cà Mau

Hội Nông dân các cấp của tỉnh Cà Mau đã giúp hội viên nông dân tăng thu nhập, khi các mô hình kinh tế thành công nhờ phát huy hiệu quả vai trò của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Tạo đà cho kinh tế tập thể

Ông Tiết Vĩ Tuyến, Giám đốc HTX Thương mại Dịch vụ Tiến Ðạt (Tiến Đạt), ở ấp Hoà Hiệp, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Thời gian qua, HTX nhận được sự quan tâm từ các sở, ngành, đặc biệt là Hội Nông dân tỉnh, huyện. Thể hiện qua việc hỗ trợ vốn 3 đợt hơn 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, kết hợp nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội mỗi hộ 20-50 triệu đồng, tạo hiệu quả đáng kể cho Tiến Đạt đầu tư phát triển nhiều mô hình kinh tế.

Đơn cử, chỉ vài hộ cải tạo đất trồng thử bồn bồn có hiệu quả, nay đã có hơn 20 hộ trồng thành công. Hiện tại, mô hình trồng bồn bồn mang lại hiệu quả rõ rệt, chúng tôi hợp lại hình thành HTX để tính đường đi lâu dài. Hiện nay, Tiến Đạt đang hoàn thiện hồ sơ đưa sản phẩm dưa bồn bồn vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra bền vững, nâng cao thu nhập cho xã viên”.

Trên thực tế, ngành nghề chính của Tiến Đạt là nuôi tôm – cá. Để tận dụng diện tích, một số hộ đã bao ví giữ ngọt để trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá, từ thử nghiệm thành công, dần hình thành mô hình kinh tế tập thể.

Tại ấp Tân Hiệp (xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), Tổ hội nghề nghiệp có 10 thành viên, với mô hình chính là nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm 2 giai đoạn. Hiện nay, để nâng cao thu nhập cho tổ viên, từ thí điểm nuôi thử, đến nay tổ hội đã triển khai thêm mô hình nuôi chồn hương thương phẩm nhờ nguồn cốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Bí thư Chi bộ ấp Tân Hiệp - ông Lê Bá Nha kiêm Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp ấp Tân Hiệp cho biết: “Từ lâu, trong nuôi trồng thuỷ sản, các tổ viên đã đoàn kết, cùng nhau học tập và chia sẻ kinh nghiệm hay để sản xuất có hiệu quả. Ở mô hình nuôi chồn hương, tuy mới hoạt động hơn một năm từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (mỗi tổ viên được vay 10 triệu đồng đầu tư mua con giống) nhưng đến nay số chồn giống trong tổ đã nhân lên được 100-150 con . Hiện đàn chồn giống đang tăng lên nhanh chóng”. 

Theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có 265 HTX, 1.134 tổ hợp tác, 719 tổ hội và 36 chi hội nông dân nghề nghiệp; 1 câu lạc bộ nông dân tỷ phú (tại xã Tân Thành, TP. Cà Mau). Trong hoạt động của các mô hình kinh tế tập thể này, vai trò nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân là rất lớn, đã giúp nhiều tổ chức hội thực hiện phát triển kinh tế tập thể hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người nông dân.

1-cm-t9.jpg
Mô hình trồng tiêu trong vườn cây ăn trái của một hộ dân ở xã Khánh An, huyện U Minh.

 

Bà Trần Thị Quyết, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nông dân tỉnh Cà Mau cho biết: “Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã và đang trở thành điểm tựa giúp hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các dự án phải xây dựng được mô hình hiệu quả, từ đó nợ quá hạn toàn tỉnh tương đối thấp (300 triệu đồng/52 tỷ đồng). Hiệu quả từ các mô hình đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

 

Kết hợp sử dụng hiệu quả với các nguồn vốn khác

Thực tế cho thấy, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã góp phần nâng cao tính sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của hội viên. Tạo tâm lý cho người nông dân đoàn kết cùng phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Qua nguồn vốn, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các huyện, thành phố còn xây dựng được nhiều mô hình khởi nghiệp thành công để làm điểm chỉ đạo và nhân rộng. Ðiển hình như các mô hình nuôi ốc bươu đen, chồn hương, cá sặc bổi (huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời); nuôi sò huyết, nuôi tôm càng, nuôi cua thương phẩm (các huyện Ðầm Dơi, Năm Căn, Thới Bình)...

2-cm-t9.jpg
Trồng gừng trên bờ vuông tôm của hộ nông dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình.

 

Hiện nay, 9/9 huyện, thành phố đã thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân với số tiền vận động gần 20 tỷ đồng; vốn Trung ương uỷ thác trên 7 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh uỷ thác 22 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện cấp gần 9 tỷ đồng. Luỹ kế hơn 57 tỷ đồng, so với năm 2021, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tăng gần 11 tỷ đồng.

3-cm-t9.jpgMô hình tôm càng - lúa của nông dân xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

 

Bà Quyết thông tin: “Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đồng hành cùng hội viên, nông dân tỉnh nhà gần 8 năm qua, cùng bà con vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp hội viên, nông dân xây dựng, duy trì phát triển chi hội nghề nghiệp, tổ nông dân nghề nghiệp, các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, hợp tác xã, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới...”.

Để nguồn vốn hoạt động tốt, các cấp Hội đã cân nhắc, xem xét kỹ các đối tượng và mô hình để đầu tư vốn thực hiện các dự án nên công tác thu hồi vốn các dự án cũng như vốn từ nguồn hỗ trợ nông dân thực hiện khá tốt. Tổng dư nợ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh tính đến nay đạt gần 52 tỷ đồng, với 3.291 hộ được vay thông qua 323 dự án. Trong đó, thực hiện tốt có các địa phương: U Minh, Trần Văn Thời, Ðầm Dơi, Thới Bình và Phú Tân".

 

 

Biểu Quân
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top