Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, bằng vốn kiến thức đã được học ở giảng đường đại học, năm 2018, anh Trần Văn Long mạnh dạn thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Vũ Lâm, nuôi gà Ri kết hợp nuôi hươu và đà điểu.
Anh Trần Văn Long (Lạc Sơn - Hòa Bình) chia sẻ: Khi mới thành lập, HTX gặp nhiều khó khăn về vốn và đất để mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, HTX đã tiếp cận được nguồn vốn, đồng thời, được thuê 1ha đất rừng sản xuất tại xóm Re, xã Ân Nghĩa để xây dựng chuồng trại nuôi 13.000 con gà/lứa; thuê 1.140 m2 đất 5% tại phố Lâm Hóa 2, xã Vũ Bình để nuôi 40 con đà điểu, 10 con hươu. Quy mô chăn nuôi được duy trì từ năm 2018 đến nay.
Không dừng lại ở vốn kiến thức đã có, anh Long thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng internet, sách, báo, tạp chí chuyên ngành để trau dồi trình độ chuyên môn; tích cực tham quan các HTX có mô hình phát triển tương tự để học hỏi kinh nghiệm; tìm tòi nâng cao chất lượng con giống…
Về chuồng trại, anh Long cho biết, cần được xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, xa khu dân cư. Nền chuồng luôn khô thoáng, có đủ hệ thống đèn chiếu sáng để gia súc, gia cầm ăn thêm về ban đêm hoặc sưởi ấm cho gia súc và gia cầm non, nhất là vào ban đêm hay khi trời mưa lạnh. Cùng với việc chủ động khâu vệ sinh đến tiêm phòng dịch bệnh từ ban đầu đến khi xuất chuồng, đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt, hoạt động của HTX hiệu quả, doanh thu không ngừng nâng lên.
Từ năm 2018 đến nay, mỗi năm, HTX xuất chuồng khoảng 78 tấn gà lai Ri (52.000 con), thu 4 tỷ đồng; khoảng 4 tấn đà điểu (40 con), thu gần 360 triệu đồng/năm; 1,1 tấn hươu, thu từ nhung và thịt hơi khoảng 360 triệu đồng/năm. Trừ chi phí, tổng doanh thu bình quân của HTX ước khoảng 585 triệu đồng/người/năm; tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.
Khi được hỏi về kinh nghiệm để thành công trong chăn nuôi, anh Long chia sẻ: May mắn là tôi tận dụng được nguồn lao động gia đình, lao động tại chỗ, chọn vật nuôi thích hợp, quy mô đàn hợp lý, con giống có chất lượng cao. Quá trình triển khai mô hình, tôi luôn chú trọng việc xây dựng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật; đầu tư thức ăn đủ số lượng, chất lượng cao và cho ăn, uống đúng định mức. Trong chăn nuôi, việc chăm sóc chu đáo, phòng trị bệnh đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí quyết định đến thành công hay thất bại. Song, quan trọng không kém là việc chủ động đầu ra, tiêu thụ sản phẩm kịp thời; theo dõi các khoản thu, chi và điều chỉnh những khoản chi mua vật tư khi thị trường biến động lớn theo hướng có lợi; quay vòng vốn nhanh và giảm các khoản vốn vay…
Từ thành công của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Vũ Lâm, nhiều gia đình trên địa bàn đã tìm đến học tập, làm theo. Anh Long chia sẻ thêm: Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, tôi hiểu mình còn có trách nhiệm phổ biến kiến thức, kinh nghiệm đến người dân, đoàn viên, hội viên các tổ chức hội, từ đó góp phần thực hiện hiệu quả phong trào xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Với lòng nhiệt huyết, năng động, tin tưởng mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp do anh Trần Văn Long đứng đầu sẽ phát triển bền vững, được nhân rộng, lan tỏa, là cầu nối để có thêm nhiều người dân vươn lên làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.