Sau khi tiếp nhận nguồn ngân sách hỗ trợ bão lụt năm 2017, chính quyền xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) tự ý trích lại 10% để làm phí đi lại đã khiến cho các hộ dân bị thiệt hại vô cùng bức xúc.
Theo phản ánh của người dân xã Quảng Yên, đợt mưa bảo lịch sử vào tháng 10/2017 đã khiến hàng chục hộ nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt tại xã bị thiệt hại nặng nề, thậm chí nhiều gia đình đã trắng tay.
Để hỗ trợ cho người dân khắc phục tình trạng trên, Nhà nước đã hỗ trợ cho gần 100 hộ với tổng số tiền 248,3 triệu đồng, được chia làm 2 đợt. Trong tổng số 248,3 triệu đồng trên có 20 triệu đồng là nguồn từ nguồn ngân sách của xã, còn lại là nguồn ngân sách của Trung ương, tỉnh.
Ngày 14/3/2018, khi tiếp nhận nguồn ngân sách, UBND xã Quảng Yên đã chi trả cho người dân đợt 1 số tiền 137 triệu đồng, ngày 21/3 chi trả đợt 2 số tiền 90,4 triệu đồng. Đối với số tiền 20 triệu đồng trích từ nguồn ngân sách dự phòng của UBND xã Quảng Yên sẽ được trả sau vì hiện tại xã không đủ điều kiện.
Trong cả 2 đợt mà UBND xã Quảng Yên mời người dân đến nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước, lãnh đạo xã đã công khai “xin lại” 10% tiền để lo lót, đi lại. Không những vậy, một số hộ dân còn nhận chưa đủ tiền khiến các hộ dân vô cùng bức xúc.
Bà Lê Thị Dung (57 tuổi), trú tại thôn Yên Khang bức xúc nói: Bão lụt khiến nhà tôi mất trắng gần 1.000 con gà, nhờ sự quan tâm của nhà nước, nhà tôi được hỗ trợ 9,5 triệu đồng. Nhưng sau 2 lần UBND xã Quảng Yên chi trả tiền, chính quyền đều trích lại 10%, thử hỏi chính quyền xã làm như vậy có đúng chủ trương của nhà nước không”.
Cũng theo bà Dung danh sách thống kê nhận tiền hỗ trợ của xã bị thiếu hụt so với huyện. “ Tại danh sách ở xã, nhà tôi được hỗ trợ 8,5 triệu đồng, nhưng trong danh sách mà huyện gửi về thì nhà tôi được nhận 9,5 triệu đồng”.
Tương tự, anh Lê Quang Sỹ, trú tại thôn Yên Cổ chia sẻ: “Trong danh sách của huyện thì nhà tôi được hỗ trợ 25,8 triệu đồng. Trong đợt hỗ trợ lần 1, tôi được hỗ trợ 18 triệu đồng. Chủ tịch UBND xã đã trực tiếp gọi điện báo phải trích lại 3 triệu đồng. Hôm tôi đến ký nhận 18 triệu đồng xong thì một nữ cán bộ xã yêu cầu để lại 3 triệu đồng bảo là tiền cán bộ đi lại. Chúng tôi thiệt hại hàng trăm triệu đồng, giờ Nhà nước hỗ trợ là mừng, nhưng chính quyền xã cắt 10%. Đợt chi trả lần 2, họ gọi tôi lên nhận số tiền còn lại nhưng lần này xã cũng đòi cắt 10% nên tôi không nhận tiền hỗ trợ nữa”.
Việc chính quyền xã Quảng Yên tự ý trích lại 10% tiền nhà nước hỗ trợ lũ lụt, để làm phí lo lót, đi lại đã khiến nhiều hộ dân vô cùng bức xúc, vì tất cả kinh tế của họ đã mất trắng, nay nhận được hỗ trợ lại phải “nộp phí”. Biết là thiệt thòi nhưng họ chỉ biết ngậm ngùi đến xã nhận tiền và cho rằng “được đồng nào hay đồng đấy”.
Trái ngược với những gì người dân phản ánh, ông Lê Quang Kỳ, Chủ tịch UBND xã Quảng Yên lại phủ nhận sự việc trên. Ông Kỳ cho biết, việc nhân dân phản ánh cán bộ xã xin lại 10% tiền hỗ trợ của người dân là không đúng sự thật, đây chỉ là thông tin bịa đặt, vu khống.
Theo ông Kỳ: “Xã đã chi trả 2 đợt cho người dân, còn số tiền 20 triệu đồng chi trả cho đợt 3 được trích từ nguồn ngân sách của xã, tuy nhiên hiện tại xã không đủ điều kiện để chi trả, không có chuyện trả thiếu tiền cho người dân”.
Trong văn bản báo cáo UBND huyện Quảng Xương của xã Quảng Yên cho biết, việc chi trả hõ trợ cho người dân được lấy từ ba nguồn: Nguồn Trung ương, ngân sách của tỉnh và của xã với tổng kinh phí hỗ trợ là 248.331.00 đồng, trong đó ngân sách của Trung ương và tỉnh chiếm 70%, còn 30 % lấy từ quỹ dự phòng của xã. Chia làm 2 đợt chi trả.
Đợt 1 chi trả vào ngày 14/3/2018 với số tiền là 137.845.000 đồng. Đợt hai chi trả vào ngày 21/3/2018 với số tiền là 09.486.000 đồng, phần còn lại UBND huyện rút từ ngân sách dự phòng của địa phương là 20.000.000 đồng, nhưng đến nay vẫn chưa rút được nên chưa thể chi trả cho dân.
Trao đổi với phóng viên về sự việc trên, ông Trần Văn Công, Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương cho hay: “Chúng tôi cũng đã nhận được phản ánh của người dân về việc cán bộ UBND xã Quảng Yên trích lại 10% khi phát tiền hỗ trợ lũ lụt cho người dân. Hiện tại, chúng tôi đã giao cho thanh tra huyện vào cuộc tìm hiểu vụ việc. Nếu đúng như người dân phản ánh, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý nghiêm”.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.