Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 3 năm 2022 | 22:37

Thanh Hóa đánh giá, xếp hạng các sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2022

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2022. Tham gia đợt này có 40 sản phẩm của 19 huyện, thị, thành phố tham gia, trong đó có 18 sản phẩm mới và 22 sản phẩm hoàn thiện từ đợt 4 năm 2021.

Tại hội nghị, các chủ thể trình bày, giới thiệu về sản phẩm, các thành viên Hội đồng đã nhận xét, đánh về mẫu mã, chất lượng, quy trình đóng gói, khả năng mở rộng thị trường của các sản phẩm.

ocop-tỉnh-thanh-hóa.jpg
Hội nghị đánh giá, xếp hạng các sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đợt 1 năm 2022.

Những sản phẩm được tham gia đánh giá, xếp hạng công nhận sản phẩm OCOP lần này đều có quy mô sản xuất từ trung bình trở lên, có xu hướng phát triển tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tham gia đợt này trên địa bàn tỉnh có 40 sản phẩm của 19 huyện, thị xã, thành phố tham gia đánh giá, xếp hạng. Trong đó, có 22 sản phẩm hoàn thiện từ đợt 4 năm 2021 và 18 sản phẩm tham gia đánh giá đợt mới năm 2022.

hđ-dánh-giá-tỉnh.jpg
Đại diện Hội đồng đánh giá, xếp hạng OCOP tỉnh Thanh Hóa báo cáo thẩm định các sản phẩm tham gia của các huyện, thị, thành phố tại hội nghị.

Trên cơ sở kết quả chấm điểm của Tổ giúp việc, các thành viên Hội đồng đã nghiên cứu, đánh giá và chấm điểm cho các sản phẩm tham gia chương trình. Kết quả có 34 sản phẩm được các thành viên trong hội đồng thống nhất chấm điểm đạt 3 sao, 4 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao.

Đối với  2 sản phẩm là thanh long ruột đỏ Xuân Du (Như Thanh) và tinh bột nghệ Hùng Na (Triệu Sơn), do thiếu một số tiêu chí nên Hội đồng đề nghị hai đơn vị này tiếp tục hoàn thiện, tham gia đánh giá xếp hạng đợt sau.

đại-diện-huyệ-quan-hóa.jpg
Đại diện cho các chủ thể có sản phẩm OCOP  lần đầu tham gia của huyện Quan Hoá phát biểu tại hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Lê Đức Giang,  Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh,Tổ giúp việc và các địa phương và các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm trong đợt này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các chủ thể có sản phẩm được đánh giá, xếp hạng lần này, tiếp tục hoàn thiện sản phẩm theo đánh giá của các thành viên Hội đồng, Tổ giúp việc, phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, trình UBND tỉnh công nhận chất lượng trong thời gian sớm nhất.

cao-cường-gđs.jpg
Giám đốc Sở NNPT&NT Cao Văn Cường phát biểu ý kiến tại hội nghị.
 

Với các huyện có sản phẩm OCOP đầu tiên như: huyện Quan Sơn, huyện Lang Chánh cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế hỗ trợ riêng để khuyến khích các chủ thể phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và lan tỏa tinh thần xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP tại địa phương.

Đối với 2 sản phẩm chưa được đánh giá, xếp hạng, Tổ giúp việc của Hội đồng tiếp tục hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện những tiêu chuẩn còn thiếu để tham gia xét, công nhận ở đợt tiếp theo.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố dựa vào cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và chính sách hỗ trợ về nông nghiệp của tỉnh để tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất các sản phẩm và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới đạt chát lượng OCOP hơn nữa.

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top