Thanh Hóa hội tụ đầy đủ tiềm năng để trở thành điểm đến hút khách du lịch trong nước và quốc tế suốt 4 mùa. Tuy nhiên, để có bước phát triển đột phá, xứng tầm kỳ vọng, vẫn cần những cú hích mạnh mẽ từ các nhà đầu tư chiến lược.
Thanh Hóa - ngàn tiềm năng chưa được "đánh thức"
Thanh Hóa lâu nay được biết đến với muôn vàn điểm đến và trải nghiệm. Không chỉ sở hữu những bãi biển đẹp như: Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến..., vùng duyên hải còn có nhiều di tích, điểm tham quan đặc sắc như: Pù Luông, Thành nhà Hồ, suối cá thần Cẩm Thủy, vườn quốc gia Bến En,… cùng rất nhiều trải nghiệm văn hóa, ẩm thực đặc sắc riêng có.
Vườn quốc gia Bến En.
Trong đó, Sầm Sơn luôn là điểm đến lý tưởng, thu hút đông đảo du khách ghé thăm, nghỉ dưỡng mỗi dịp hè. Thậm chí từ thời xưa, người Pháp đã sớm chọn Sầm Sơn là một trong những điểm nghỉ mát yêu thích cùng với Sa Pa, Đà Lạt, Bà Nà... Họ đến đây cả 4 mùa trong năm để tận hưởng khí hậu biển trong lành và nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ.
Tuy nhiên tới nay, dù hội tụ nhiều thế mạnh cho du lịch 4 mùa, Thanh Hóa mới chỉ khai thác được chủ yếu vào dịp hè, và xét về thời gian lưu trú, hầu như du khách chỉ lưu trú ngắn ngày, tối đa 1-2 đêm. Bởi theo chia sẻ của nhiều người, hiện tại, các khu vui chơi, giải trí quy mô ở Sầm Sơn gần như không có, nhất là về đêm khá buồn tẻ. Chị Thu Hạnh, người dân TP Sầm Sơn cho biết, bản thân người dân chúng tôi cũng rất muốn thêm nhiều nơi để vui chơi trải nghiệm, mua sắm, giải trí, điều này cũng sẽ giúp thu hút thêm khách du lịch đến đây.
Biển Sầm Sơn.
Anh Đình Lợi du khách đến từ Hà Nội suy nghĩ, tôi thấy khí hậu Sầm Sơn rất thích, khung cảnh khá đẹp, giao thông đi lại cũng rất thuận tiện, nhưng ngoài tắm biển và ăn hải sản thì chưa có nhiều dịch vụ, điểm vui chơi. Nếu tương lai có thêm nhiều trải nghiệm mới, chắc chắn gia đình tôi sẽ trở lại Sầm Sơn nhiều lần.
Mới đây, tại Hội thảo "Phát triển du lịch Thanh Hóa trước thời cơ và thách thức mới", bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng đã đúc rút: “Du lịch Thanh Hóa những năm qua đã đạt được nhiều thành quả rất đáng khích lệ và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, du lịch cần thay đổi về tư duy, cách làm và nhất là cần cú hích mạnh mẽ về mọi phương diện”.
Những dự án tỷ USD giúp du lịch Thanh Hóa "cất cánh"
Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để có bước phát triển đột phá, Thanh Hóa cần đa dạng loại hình du lịch, tận dụng tiềm năng phong phú và giàu có để đem lại nhiều trải nghiệm khác biệt, cao cấp.
Thời gian gần đây, với chiến lược đầu tư đồng bộ của tỉnh và sự tham gia của các tập đoàn uy tín cùng hàng loạt dự án quy mô, tầm cỡ, Thanh Hóa nói chung, Sầm Sơn nói riêng đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một thành phố du lịch hiện đại, giàu trải nghiệm, xóa bỏ điểm yếu du lịch mùa vụ của những năm cũ.
Trong đó, sự tham gia của Sun Group - tập đoàn phát triển bất động sản, du lịch và hạ tầng hàng đầu Việt Nam hứa hẹn sẽ đưa du lịch Thanh Hóa “thăng hoa” trong thời gian tới.
Tại đây, Sun Group sẽ phát triển mô hình hệ sinh thái du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí tầm cỡ quốc tế, với các khu vui chơi giải trí cao cấp, kết hợp nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng núi, biển, tắm khoáng nóng, chuỗi thương mại dịch vụ đa dạng tại Sầm Sơn, Bến En, Quảng Xương...
Đặc biệt, một tổ hợp dự án quy mô 310 ha với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD sẽ được Sun Group kiến tạo tại Sầm Sơn, gồm các dự án đẳng cấp như Sun Grand Boulevard (69,9 ha), công viên Sun World (33,6 ha), khu đô thị nghỉ dưỡng ven sông Đơ (29 ha)...
Phối cảnh dự án Sun Grand Boulevard.
Trong đó, đại đô thị phức hợp Sun Grand Boulevard với hai hạng mục quan trọng là quảng trường biển sức chứa hơn 10.000 người và trục đại lộ trung tâm rộng 120 m, dài 2,6 km- nối liền quảng trường biển với khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ hứa hẹn trở thành cú hích lớn cho sự phát triển bứt phá của kinh tế - du lịch Sầm Sơn nói riêng và xứ Thanh nói chung.
Sự xuất hiện của quảng trường kết hợp đại lộ xa hoa cùng hệ thống shophouse, nhà hàng đẳng cấp của Sun Grand Boulevard sẽ góp phần tạo dựng cuộc sống sôi động về đêm - điều Sầm Sơn đang rất thiếu. Ở đó cả du khách, người dân có thể thỏa thích tận hưởng những chương trình giải trí, nghệ thuật sôi động, trải nghiệm mua sắm và ẩm thực tưng bừng, từ đó đưa Sầm Sơn trở thành thỏi nam châm hút khách trong nước và quốc tế, cũng như nâng mức chi tiêu của khách du lịch. Bên cạnh đó, Sun Group cũng sẽ đồng hành cùng địa phương tổ chức chuỗi lễ hội đa sắc màu, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành điểm đến hấp dẫn 4 mùa.
Chia sẻ về tâm huyết của Sun Group khi đầu tư tại xứ Thanh, ông Nguyễn Quang Huy, Chủ tịch Sun Group Vùng Thủ đô chia sẻ: "Mong rằng những dự án cao cấp, khác biệt mà chúng tôi mang đến cho Thanh Hóa sẽ tạo ra sức hút về du lịch, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Qua đó, chúng tôi kỳ vọng góp phần thay đổi tư duy, hình thành cách tiếp cận du lịch mới đối với người dân và du khách, biến Thanh Hóa từ điểm đến một mùa thành điểm đến quanh năm, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh".
Biến những tiềm năng quý giá trở thành sức hút, và hội tụ những dự án tầm cỡ, Thanh Hóa đang đứng trước thời cơ tuyệt vời để “cất cánh”, trở thành tâm điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí của miền Trung cũng như cả nước trong tương lai gần.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.