Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 3 năm 2021 | 13:15

Thanh Hóa: Hàng loạt khu chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường

Thực trạng chăn nuôi gia sức, gia cầm trong khu dân cư ở Thanh Hóa, khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhân dân đã nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn không được giải quyết.

Nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch gây ô nhiễm môi trường

Theo phản ánh của người dân, tại khu phố Thanh Xuyên thuộc phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).

Những hộ nuôi tôm nằm trong khu dân cư chỉ cách con đê chắn sóng này vài bước chân. Họ cắt đường bê tông dân sinh, cắt cả bờ đê chắn sóng để lắp ống nhựa hút nước từ ngoài biển vào nuôi tôm. Cứ cách vài ba chục mét, thân đê này lại có một ụ bê tông được xây để máy hút nước. Tiếng máy nổ xình xịch suốt ngày đêm. Nước thải nuôi tôm được đổ xuống mương nước sinh hoạt, đổ về các cống rồi dồn ra biển. Vì thế, từ vài năm nay, người dân phường Hải Thanh không còn ra biển tắm vì nước bẩn và ngứa.

 

mt1.jpg
Bờ đê chắn sóng bị chiếm dụng để đặt ống hút nước từ biển vào nuôi tôm khiến cảnh quan nhếc nhác, môi trường ô nhiễm. Ảnh: Võ Dũng.

 

Ông Hồ Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Thanh cho biết, nuôi tôm trái phép xuất phát từ việc những năm gần đây đi biển mất mùa, nhiều hộ bán rẻ tàu thuyền để đầu tư nuôi tôm trên đất thổ cư nằm sát bờ biển, thuộc các khu dân cư. Hoạt động này diễn ra từ năm 2018 và đến nay có 73 hộ nuôi tôm trái phép.

Ông Dũng cũng thừa nhận, việc nuôi tôm không nằm trong vùng quy hoạch đã gây ra rất nhiều hệ lụy nhưng UBND phường Hải Thanh bất lực trong việc xử lý.

Thật khó tưởng tượng, một bãi biển từng được nhiều du khách đến tắm vào mùa hè, một địa phương đang hướng tới phát triển du lịch biển thì nay sặc mùi hôi thối, rác thải sinh hoạt từ khắp nơi tấp vào khu vực đê chắn sóng chạy từ núi Do đến núi Thổi.

Theo ông Dũng, từ năm 2018 đến nay, UBND phường đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính trên 30 trường hợp nuôi tôm trái phép với tổng số tiền trên 100 triệu đồng nhưng chỉ thu được tiền nộp phạt của một số hộ.

“Có 12 hộ xây bậc lên thân đê, cắt thân đê để nối ống ra biển hút nước vào bể nuôi. Họ thường làm ban đêm, thứ 7, chủ nhật nên phường không kiểm soát được. Số không nộp phạt không xử lý được và phường cũng không có cách nào để xử lý; cưỡng chế các đầm tôm trái phép là rất khó”- ông Dũng cho hay.

Đại diện UBND phường Hải Thanh cho rằng, việc không ngăn chặn, tháo dỡ các đầm tôm là do liên quan vấn đề dân sinh, giải quyết việc làm cho những lao động không còn theo nghề đánh cá.  Người dân thì nghi ngờ, cán bộ phường đã cố tình để các hộ vi phạm tiếp tục được nuôi tôm trái phép trong khu dân cư (?).

Chính quyền vào cuộc vụ dân tố trại lợn gây ô nhiễm môi trường

Ông Trần Mạnh Long - Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho biết, ngay sau khi Báo chí có bài viết phản ánh, người dân thôn Thanh Bình, xã Thanh Xuân tố trại lợn gây ô nhiễm môi trường, huyện đã giao Phòng tài nguyên và Môi trường phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, lập biên bản. “Như Xuân là một huyện nghèo, thời gian gần đây thu hút được một số dự án trong đó có trang trại chăn nuôi lợn vào đầu tư.

Quan điểm của huyện là không vì phát triển kinh tế mà không chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Sau khi các cơ quan báo chí phản ánh, huyện đã giao phòng TN&MT phối hợp với xã xuống kiểm tra, lập biên bản. Huyện cũng sẽ giao một phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì trực tiếp xuống kiểm tra, làm việc với chủ trang trại. Nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm, huyện sẽ xử lý nghiêm và yêu cầu trang trại cam kết thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường” – ông Long nói.

 

9.jpg
Dòng nước thải chảy phía ngoài tường rào của trang trại chăn nuôi lơn.

 

Ông Trần Duy Dân – Thành viên Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Nông nghiệp sạch Thanh Xuân thông tin, trang trại chăn nuôi tại thôn Thanh Bình có quy mô 10ha, thiết kế nuôi 2400 con lợn nái. Thực hiện yêu cầu của huyện, ông đại diện cho công ty tới phối hợp làm việc.

Theo ông Dân, do chưa có kết luận của cơ quan chức năng nên chưa thể khẳng định trang trại chăn nuôi lợn của công ty gây ô nhiễm môi trường như phản ánh của người dân thôn Thanh Bình. Nếu doanh nghiệp vi phạm thì sẽ chịu trách nhiệm, khắc phục hậu quả và cam kết trong thời gian tới sẽ thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
 
 
 
PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hội thi pháo đất Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Hội thi pháo đất  Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.

  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

Top