Những ngày này, có dịp về Thạnh Hóa (Long An), sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Ngày càng khởi sắc
Cách đây 30 mùa xuân, năm 1989, từ không đường, không điện, không nước sạch, chính quyền và người dân huyện Thạnh Hóa (Long An) bắt đầu khai phá vùng đất phèn nặng vùng Đồng Tháp Mười để phát triển kinh tế - xã hội.
Nhưng nay, những con đường nhỏ, hẹp, gồ ghề, sình lầy, trơn trợt ngày nào dần được thay thế bằng những tuyến đường bê-tông khang trang đến tận vùng sâu. Trạm y tế, trường học, nhà văn hóa,... được nâng cấp, xây dựng mới, đáp ứng kịp thời việc chăm sóc sức khỏe, vui chơi, học tập của cộng đồng dân cư. Người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Toàn huyện đã có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Tân Tây, Thạnh Phước và Thủy Đông. Xã Thủy Tây vừa cán đích xã nông thôn mới. Ngoài ra, có 8 xã đạt chuẩn xã văn hóa. Huyện có 60% trục đường xã, liên xã bảo đảm lưu thông và vận chuyển hàng hóa nông sản; trên 85% diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đê bao. Số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 99%, người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 84,3%.
Hiện tại, việc xây dựng thị trấn Thạnh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV về cơ bản đạt về kết cấu hạ tầng. Công trình xây dựng Công viên thị trấn Thạnh Hóa với tổng số vốn đầu tư trên 13,8 tỉ đồng, cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công trình xây dựng Sân vận động huyện với tổng số vốn san lấp nền trên 4,2 tỉ đồng, khối lượng thực hiện đạt 100%
Xuân mới này, những tuyến đường nhựa dài hàng chục kilômét đã xuyên qua những cánh rừng tràm, cánh đồng lúa, rẫy khóm, vườn khoai mỡ. Gần 20 cây cầu, cống làm mới đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, kết nối hệ thống giao thông trên địa bàn 2 xã biên giới Thuận Bình và Tân Hiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bà con xã Thủy Tây vui mừng là việc đang thi công chiếc cầu bắc qua kênh Dương Văn Dương với nguồn vốn đầu tư trên 20 tỉ đồng, công trình khi hoàn thành sẽ tạo bước đột phá cho vùng đất phía Bắc của huyện. Nhiều vùng đất hoang hóa được khai thông với những công trình giao thông, thủy lợi đã trở thành những vùng sản xuất trọng điểm, chuyên canh mang đến sự giàu có cho người dân.
Bà con vùng kinh tế mới Đông Hòa phấn khởi vì đã có con đường nhựa phẳng lì kết nối thông thương với cây cầu bê tông vững chắc. Đường Kênh 24 dài gần 6km, tổng kinh phí xây dựng trên 7 tỉ đồng hoàn thành kết nối với Quốc lộ 62, tạo điều kiện giao thương cho vùng chuyên canh khoai mỡ (1.000ha) của huyện Thạnh Hóa.
Nếu như diện tích đất nông nghiệp năm 1989 chỉ có 9.759ha (sản xuất 1 vụ), năng suất bình quân 2 tấn/ha, tổng sản lượng khoảng 19.500 tấn thì đến năm 2019, diện tích sản xuất lúa trên 41.000ha (sản xuất 2 vụ); tổng sản lượng lương thực đạt từ 240.000-270.000 tấn/năm. Các loại hoa màu khác sản xuất khá ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoai mỡ với diện tích 3.004ha, năng suất bình quân 12 tấn/ha; 382,7ha khóm (dứa); 372,5ha chanh..., lợi nhuận trung bình 30-50 triệu đồng/ha. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,78% (278 hộ).
Liên kết, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Hòa niềm vui chung trong ngày những ngày này ở Thạnh Hóa là việc các mô hình tổ liên kết sản xuất, mô hình ứng dụng công nghệ cao được triển khai với quy mô lớn. Quy hoạch Tân Tây là vùng trồng khóm nguyên liệu với gần 600ha. Hệ thống đê bao, trạm bơm chống lũ hiện cơ bản hoàn thành. Xã xây dựng thêm 4 khu đê bao lửng, diện tích 197ha; 1 trạm bơm điện, nâng tổng số lên 8 trạm, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân trong cánh đồng lớn, cánh đồng ứng dụng công nghệ cao và vùng chuyên canh khóm. Công ty TNHH Công nghệ cao Ba Huân Thạnh Hóa chuyên nuôi gà thịt chế biến xuất khẩu, quy mô 72.000 con/chu kỳ, được áp dụng toàn bộ quy trình nuôi theo công nghệ cao. Công ty cổ phần FreFarm - Chi nhánh Long An quy hoạch 71ha xây dựng hệ thống nhà màng trồng dưa lưới theo quy trình công nghệ cao, hiện công ty có 6ha nhà màng trồng dưa lưới; đang cải tạo đất nhằm mở rộng diện tích trồng dưa lưới lên 20ha và áp dụng quy trình sản xuất theo GlobalGAP để phục vụ thị trường Việt Nam và xuất khẩu.
Tin vui nối tiếp trong những ngày giáp Tết 2020 này, khi Thạnh Hóa tiếp tục đầu tư xây dựng vùng chuyên canh khóm với 600ha tại Tân Tây; chuyên canh khoai mỡ 1.000ha tại Thủy Đông; vùng chuyên canh dưa hấu 400ha tại Thạnh An; vùng chanh 250ha ở Thuận Bình; vùng trồng rừng sản xuất 5.000ha tại Thuận Bình, Tân Hiệp. Bên cạnh đó, hoàn thành vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao 2.000ha tại các xã Tân Tây, Thủy Đông và Thạnh An; nhân rộng thêm 300ha tại Tân Đông, Thủy Tây và Thạnh Phước. Phấn đấu trong năm 2020, xây dựng thị trấn Thạnh Hóa cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; mỗi xã, thị trấn phải xây dựng được 1 hợp tác xã hoạt động hiệu quả...
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.