Vừa qua, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã tổ chức Hội thảo trồng và chăm sóc cây mắc ca, cho bà con 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá.
Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, tập huấn đầu vườn cho bà con
Theo đó, địa điểm tập huấn là trang trại cây ăn quả, cây lâm nghiệp 30 ha, của gia đình ông Phạm Văn Hồ, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành.
Trao đổi với bà con 2 địa phương nói trên, ông Hồ cho biết, ông tham gia trồng mắc ca từ năm 2014 đến nay. Cây giống lấy từ vườn Anh Quân ở Đắk Lắk, đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT chứng nhận là cây đầu dòng.
Nhờ giống chuẩn, nên chỉ 3 năm sau mắc ca đã có quả bói, đến năm thứ 4, 5 trở đi, cây đã cho quả ổn định, từ 10 – 15 kg quả/cây. Đặc biệt, mắc ca càng già càng sai quả, chất lượng quả tốt.
Trồng mắc ca không khó, điều căn bản nhất là phải tìm được giống chuẩn. Sau đó, xác định vùng đất thích hợp, ví như: khí hậu Á nhiệt đới; nhiệt độ tối ưu từ 12 – 32oC. Nhiệt độ ban đêm (thời kỳ ra hoa)14 – 21oC, tốt nhất từ 14 – 18oC, và kéo dài từ 4 – 5 tuần.
Về lương mưa 1.500 – 2.000 mm và phân bổ đều trong năm. Cần độ ẩm, không khí thấp, và không có mưa phùn kéo dài khi ra hoa, đậu quả. Độ cao tuyệt đối 1.200m so mặt biển, và có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Đặc biệt, mắc ca thích hợp trồng xen với cây chè, cà phê. Cách trồng: hàng cách hàng 7m, cây cách cây 4m, và đạt 357 cây/ha là tốt nhất, sẽ thích hợp các giống: 344, 741, 788. Loại hàng cách hàng 9- 10m, cây cách cây 5m, số cây/ha 200- 222, thích hợp các giống: QN1, 246,344, 741, 695…
Loại hàng cách hàng: 8m, 9m bà con có thể tham khảo trong sách Kỹ thuật trồng và chăm sóc mắc ca do Hiệp hội Mắc ca cung cấp. Hoặc, học hỏi, tham khảo qua bạn bè, những người đã trồng mắc ca thành công, để hiểu thấu đáo, và có cách chăm sóc mắc ca tốt nhất tại vùng đất của mình.
Mặt khác, trong tài liệu cũng đã hướng dẫn rất kỹ về tiêu chuẩn cây giống ghép; cách làm đất, bón phân; trồng cây, trồng xen các dòng trong lô. Và nêu rõ cách tưới nước, tỉa cành, tạo tán; quản lý vườn cây; thu hoạch và bảo quản mắc ca .
Để có thêm mô hình thực tế, sinh động, bà con còn được tham quan trang trại đồi rừng 30ha, trong đó có 7ha mắc ca, trồng từ năm 2006 đến nay. Hiện, có cây đã đạt 100 kg/cây, của hộ ông Phạm Hữu Tú, xã Thành Mỹ.
Cây mắc ca cổ thụ đạt 1 tạ quả của hộ ông Tú
Thay mặt cho đoàn tham quan Nghệ An, ông Phan Văn Phú, Trưởng phòng Hành chính, phụ trách mảng mắc ca của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bảo Ngọc, Thị xã Thái Hoà, cho biết: “Công ty đã có 13 vạn cây mắc ca, và đang tiếp tục trồng 15 vạn nữa, vì Nghệ An, Thanh Hóa là những địa phương rất thích hợp với cây mắc ca.
Đây không những là cây xoá đói giảm nghèo, mà còn là cây làm giàu cho bà con 2 tình miền Trung nói trên”.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Đình Thảnh, Phó chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, cho biết: “Địa hình đồi núi của huyện rất thích hợp với cây mắc ca; ngoài ra, cây mía cũng đã được nhân rộng diện tích trong nhiều năm qua, do địa phương có nhà máy đường Lam Sơn.
Tuy nhiên, đến nay cũng cây mía đã 24 vụ rồi, cần phải được luân canh. Nếu sự liên kết trồng mắc ca với Hiệp hội mắc ca Việt Nam tốt, mọi việc chắc chắn sẽ thành công”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…