Đinh lăng là một trong những loại cây dược liệu quý, được sử dụng ngày càng nhiều trong các sản phẩm Nam dược hay thực phẩm chức năng. Chính vì vậy, trong vài năm trở lại đây, mô hình trồng cây đinh lăng được nhiều nơi thực hiện và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình thâm canh đinh lăng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cuối tháng 10/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1976/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã mở ra hướng đi mới cho cây dược liệu nói chung và cây đinh lăng nói riêng. Tỉnh Thanh Hóa nằm trong quy hoạch trên, với mục tiêu phát triển 10 loài dược liệu, diện tích trồng khoảng 3.300ha, trong đó ưu tiên trồng cây đinh lăng.
Đứng trước thực tiễn trên, nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân, tạo mô hình để tham quan, học tập, năm 2015, bằng nguồn vốn khuyến nông địa phương, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đông Sơn triển khai mô hình “Trồng thâm canh cây đinh lăng” tại xã Đông Ninh. Mô hình được triển khai trên diện tích 1,2ha, 10 hộ tham gia. Thời gian triển khai là 8 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12/2015).
Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% về giống và 30% về phân bón. Giống trồng trong mô hình là giống đinh lăng nếp có đặc điểm lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày, cho năng suất cao và chất lượng tốt. Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Trạm Khuyến nông và chính quyền địa phương tổ chức chọn được 10 hộ có quyết tâm cao, có tiềm lực kinh tế, đồng thời thiết tha mong muốn tham gia thực hiện mô hình để tiếp cận tiến bộ kỹ thuật. Các hộ tham gia mô hình được tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng thâm canh cây đinh lăng.
Ông Nguyễn Xuân Tần, hộ tham gia mô hình, cho biết: Bản thân đã được đi tham quan, học tập mô hình trồng cây đinh lăng ở Nam Định, Thái Bình,… Xác định đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì vậy, ông rất phấn khởi khi được tham gia. Trong quá trình thực hiện, ông và các hộ đã tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, thực hiện đầy đủ các khâu kỹ thuật như: làm đất, bón lót đầy đủ trước khi trồng, trồng đúng mật độ (0,5 x 0,5m).
Sau 8 tháng triển khai, cây đinh lăng trong mô hình sinh trưởng, phát triển khá tốt, tỷ lệ sống đạt trên 85%. Với hiệu quả đã được khẳng định, đây hứa hẹn là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.
Nguyễn Trọng Minh
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.