Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 4 năm 2020 | 16:55

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như mệnh lệnh thời chiến

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu UBND thành phố phải thực hiện việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như mệnh lệnh trong thời chiến.

Chiều 16/4, Ủy viên Bộ Chí trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội nghị “Đối thoại với doanh nghiệp” để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng phó với dịch Covid-19, phục hồi kinh tế Thủ đô với sự tham dự của trên 65 đơn vị đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp với sự tham gia của nhiều công ty, tập đoàn lớn...
 

Kiến nghị nhiều chính sách hỗ trợ

Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều vấn đề. Trong đó, bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG cho biết, BRG chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, với ước tính sơ bộ thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng. Đánh giá cao các giải pháp của Trung ương và thành phố trong bối cảnh dịch Covid-19, bà Nga đề xuất về việc hỗ trợ chi phí vận chuyển; kiến nghị chính sách giảm 50% thuế cho doanh nghiệp; áp dụng mức thuế giá trị gia tăng từ 0% hoặc giảm 50%; miễn tiền sử dụng đất; tạo điều kiện cho lực lượng lao động từ các tỉnh vào làm việc tại các dự án xây dựng...

Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG cho biết, BRG chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Thay mặt Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Đỗ Quang Hiển kiến nghị thành phố xem xét giải pháp giảm các loại thuế, không chỉ trong thời gian này mà có thể kéo dài hơn để hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp, giúp các doanh nghiệp nhỏ có mặt bằng sản xuất. 

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội Đỗ Quang Hiển phát biểu tại hội nghị.

Cùng quan điểm, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành mong muốn các gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, cơ cấu nợ, tín dụng… cần được triển khai sớm và nhanh chóng; kiến nghị các sở, ngành thành phố quan tâm hỗ trợ người lao động. 

Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành phát biểu tại hội nghị.

Đại diện Tập đoàn FLC cho biết ảnh hưởng của dịch Covid-19 còn kéo dài, trong khi chính sách ưu đãi chỉ trong 5-6 tháng, vì vậy doanh nghiệp đề xuất kéo dài thời gian hỗ trợ, cũng như có thêm chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho cộng đồng doanh nghiệp. Đại diện Tập đoàn bán lẻ Central Retail mong muốn thành phố tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp FDI, giảm thời gian thực hiện thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp…   

Theo đại diện Tập đoàn Vingroup, tập đoàn hoạt động đa ngành nghề và các ngành đều bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19. Chưa kể, tập đoàn cũng bị ảnh hưởng khi giải đua xe F1 tạm dừng, phải hoàn lại 100% tiền vé cho khách. Vì vậy, doanh nghiệp kiến nghị Trung ương kéo dài thời gian gia hạn thuế là 1 năm thay vì 5 tháng như hiện nay bởi ảnh hưởng của dịch bệnh còn kéo dài; đồng thời thực hiện giãn thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn tiền thuê đất năm 2020 với cơ sở lưu trú.

Cũng như Tập đoàn FLC, Vingroup đề nghị thành phố Hà Nội sớm phê duyệt danh mục dự án sử dụng đất để kêu gọi nhà đầu tư tham gia...

Gỡ mọi vướng mắc, khó khăn cho đầu tư công và đầu tư tư nhân

93186156_3013778985311519_232961319647576064_n.jpg
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định, thành phố cam kết sẽ làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch theo nguyên tắc bảo đảm tính mạng của người dân. Đây sẽ là tiền đề cho sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.
 
Theo Bí thư Thành ủy, trong quý 1, Việt Nam giữ được tăng trưởng khá cao so với thế giới nhưng chỉ bằng nửa năm trước. Quý II dự báo tiếp tục khó khăn. Với Hà Nội, 3 tháng đầu năm tăng trưởng 3,72%, thấp hơn mức bình quân cả nước. Nếu ngành nông nghiệp không bị sụt giảm thì mức tăng trưởng của thành phố sẽ cao hơn mức bình quân chung của cả nước. "Đây là nỗ lực hết sức cố gắng của thành phố trong bối cảnh chung hiện nay".
 
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, bên cạnh mục tiêu hàng đầu là tập trung công sức, thời gian cho công tác phòng chống dịch, Hà Nội đang phấn đấu giảm thiểu ở mức thấp nhất thiệt hại kinh tế; duy trì và phát triển sản xuất để nguồn lực đảm bảo an sinh xã hội và chuẩn bị tiềm năng để phục hồi kinh tế.
 
Thành ủy đã làm việc với khối nông nghiệp của thành phố. Bình quân 4 năm qua nông nghiệp thành phố tăng trưởng 2,5% mỗi năm. 3 tháng đầu năm 2020 là âm 1,17%. Thành phố quyết tâm và tăng trưởng nông nghiệp ở mức 4,04%, bằng cách tăng tái đàn gia súc, gia cầm. Lãnh đạo đã bàn bạc thêm và đặt quyết tâm chiến lược sẽ tăng trưởng nông nghiệp ở mức 4,62%. Bí thư Thành ủy cho biết, làm việc với huyện Ba Vì sáng 16/4, huyện cho biết, sẽ phấn đấu tăng trưởng khoảng 5,6% và thực tế, điều này hoàn toàn khả quan.
 
Nêu việc thành phố đang có chủ trương rà soát, không để mét đất nào bỏ hoang, Hà Nội kêu gọi các nhà đầu tư phối hợp phát triển nông nghiệp. Bí thư Thành ủy dẫn chứng: "Ngay ở Ba vì đang có 41ha có thể làm rau sạch, nhà đầu tư có thể lên làm việc ngay. Thành phố cũng giảm bớt diện tích trồng hoa để tăng sản lượng các sản phẩm nông nghiệp này. Đây là cơ hội chào đón các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp".
 
Trong bối cảnh dịch bệnh, trong lĩnh vực CNTT, kinh tế trực tuyến, thành phố sẽ làm việc với Bộ TT&TT trong tuần tới để triển khai công việc hướng tới mục tiêu cứ 1.000 dân sẽ có 1 doanh nghiệp kể cả khởi nghiệp trong lĩnh vực này, chú trọng hình thức trực tuyến, kể cả với các dịch vụ công.
 
Về đầu tư công, trong giai đoạn 5 năm qua, Hà Nội hiện có hơn 107 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% đầu tư công của cả nước. Hà Nội đã quyết tâm tháo gỡ tất cả vướng mắc để giải ngân gần 40 nghìn tỷ đồng còn tồn đọng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, đây là nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư tư nhân.
 
Bí thư Thành ủy mong muốn các nhà đầu tư phối hợp với Hà Nội để triển khai các khoản đầu tư công này và khẳng định: “Đây là giai đoạn mà thành phố xác định sẽ gỡ mọi vướng mắc, khó khăn cho đầu tư công và đầu tư tư nhân”, Bí thư Hà Nội nói.
 
Hà Nội sẽ tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, tháo gỡ các thủ tục để cho các chính sách, dự án của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn được kích hoạt, thông suốt.  
 
92824146_3013779155311502_3988037804767576064_o.jpgHội nghị “Đối thoại với doanh nghiệp” 
Bí thư Thành ủy cho biết, đối với các gói hỗ trợ của Chính phủ thì thành phố sẽ triển khai một cách nhanh nhất. Ngoài ra, Hà Nội sẽ xem xét đề xuất của các nhà đầu tư, hiệp hội về phí, lệ phí… để thành phố có điều chỉnh quyết sách cần thiết thuộc thẩm quyền.
 
Với truyền thống người Việt Nam càng khó khăn càng quật khởi, trong "cái khó phải ló cái khôn", Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cũng yêu cầu UBND thành phố phải thực hiện việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như mệnh lệnh trong thời chiến... 

Bí thư Vương Đình Huệ cũng cho rằng, nếu chỉ dựa vào chuỗi cung ứng thế giới sẽ rất khó khăn, do đó các doanh nghiệp trong thành phố cần tập trung cung ứng sản phẩm cho hơn 10 triệu người dân Thủ đô. Thành phố tạo điều kiện thông thương cho sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tạo cầu cho doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội.

Đối với gợi ý thành lập tổ công tác, Ban Chỉ đạo và phục hồi kinh tế của thành phố, Thành ủy sẽ nghiên cứu. Trên thực tế, thành phố duy trì họp giao ban và đều đặt nhiệm vụ phòng, chống dịch, duy trì sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế. 

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cũng yêu cầu UBND thành phố thành lập tổ công tác do một đồng chí Phó Chủ tịch làm tổ trưởng để xem xét, giải quyết những vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp. 

 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top