Dù tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng đến nay, sản xuất nông nghiệp ở Tháp Mười (Đồng Tháp) cơ bản được duy trì, phát triển ổn định.
Từng bước thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hiện đại gắn với liên kết tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Hiệu quả từ mục tiêu kép
Ông Bùi Văn Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tháp Mười, cho biết, địa phương đang xây dựng và phát triển nền kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đồng thời, thúc đẩy phát triển sâu các ngành hàng đặc thù của huyện theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chuyển dịch mạnh cơ cấu trong nội bộ ngành, tăng tỷ trọng những sản phẩm nông nghiệp có giá trị tăng cao.
Hiện, huyện đã thành lập được 19 Hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; nông dân từng bước thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hiện đại gắn với liên kết tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Tổng giá trị sản xuất 9 tháng của năm 2021 đạt 4.797 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), bằng 73,8% kế hoạch, bằng 100,58% so với cùng kỳ, trong đó : Nông - lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 3.816 tỷ đồng, bằng 76,32% kế hoạch, bằng 102,88% so cùng kỳ. Tổng diện tích xuống giống lúa được 109.550,83 ha/100.000 ha, đạt 109,6% so với kế hoạch và giảm 2.146,5 ha so với cùng kỳ.
Năng suất lúa bình quân 6,82 tấn/ha (lúa tươi), cao hơn 0,24 tấn/ha so với năm 2020, sản lượng đạt 747.720,6 tấn, bằng 133,5% so với kế hoạch, cao hơn 15.103,4 tấn so với cùng kỳ; tổng diện tích liên kết tiêu thụ lúa là 24.416,75 ha/22.000ha, đạt 110,9% so với kế hoạch.
Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản tiếp tục được duy trì, đến nay đã hỗ trợ tiêu thụ 694,4 tấn nông sản, 1.216,4 tấn thủy sản. Hội quán, Hợp tác xã, Tổ hợp tác tiếp tục hoạt động ổn định trong tình hình dịch; tập trung nâng chất các HTX theo hướng đa dịch vụ, hoạt động hiệu quả.
Về xây dựng nông thôn mới: 12/12 xã giữ vững và duy trì xã đạt chuẩn NTM. Về xã nông thôn mới nâng cao: 10 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 02 xã: Mỹ Đông, Thanh Mỹ đạt 19/19 tiêu chí.
“Huyện tiếp tục thực hiện vừa phòng chống dịch vừa phát triển nông nghiệp . Từng bước thích ứng, khôi phục hoạt động sản xuất nông nghiệp trong tình huống dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, tạo động lực ổn định cuộc sống của người dân. Huyện đã ban hành kế hoạch cụ thể về tiến độ thực hiện vừa phòng dịch, vừa khôi phục kinh tế. Theo đó, xác định quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch để có thể phục hồi ít nhất 90% các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế", Trưởng phòng Bùi Văn Sơn nhấn mạnh.
Phát huy thế mạnh nông sản đặc trưng
Tiếp tục thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện tập trung hỗ trợ nông dân ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, đổi mới các hình thức liên kết hợp tác, thực hiện các mô hình đổi mới thể chế và đổi mới tổ chức sản xuất 6 ngành hàng chủ lực của huyện, bao gồm: lúa gạo, sen, vịt, cá sặc rằn, ếch, mít.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 21 hợp tác xã (trong đó có 19 hợp tác xã nông nghiệp) và 129 tổ hợp tác. Các hợp tác xã tiếp tục hoạt động ổn định, từng bước củng cố và mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp, phát triển đa ngành nghề, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của thành viên, góp phần giải quyết việc làm cho một phần lao động tại địa phương.
Tháp Mười tiếp tục phát huy thế mạnh của các loại nông sản đặc trưng, nhất là lúa và sen; nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư để thu hút, kêu gọi doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, tạo đòn bẩy cho sự phát triển của địa phương. Để năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản ngày càng cao, thời gian tới, Tháp Mười tiếp tục triển khai đồng bộ và hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Kêu gọi đầu tư nhà máy vào cụm công nghiệp gắn với các vùng sản xuất chuyên canh lúa gạo, sen, mít, vịt, cá sặc rằn, ếch, mít nhằm thúc đẩy ngành hàng phát triển ổn định. Tiếp tục nhân rộng các mô hình canh tác hiệu quả, đặc biệt là các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp kết hợp với phát triển du lịch.
Tìm đầu ra cho nông sản
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đã và đang tác động rất lớn đến giá cả các mặt hàng nông sản trên địa bàn và khu vực, thị trường tiêu thụ bị hạn chế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất, kinh doanh hàng nông sản của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh công tác liên kết tiêu thụ với các công ty, doanh nghiệp. Vận động nông dân, hợp tác xã và tổ hợp tác tham gia liên kết, mở rộng quy mô với tinh thần làm ăn uy tín, đặt niềm tin lẫn nhau, sản xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng của công ty, doanh nghiệp xuất khẩu.
Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và phổ biến ra dân về sự cần thiết của việc liên kết tiêu thụ, mang lại sự đồng thuận, thống nhất cao, giúp mô hình phát triển hiệu quả, bền vững.
Xây dựng thương hiệu, hình thành mã số vùng trồng, định hướng thị trường, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, phát huy các lợi thế nông sản của địa phương, hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, minh bạch về truy xuất nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử, kết nối bán hàng trực tuyến với các kênh bán hàng trong và ngoài nước..
Đặc biệt, củng cố vai trò, năng lực hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác trong mối liên kết sản xuất, hỗ trợ một số hợp tác xã có năng lực mở rộng dịch vụ, quy mô, tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển và mạnh dạn tham gia liên kết tiêu thụ.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.