Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 11 năm 2018 | 8:40

Thất thoát từ cổ phần hóa DNNN: Đâu là “kẽ hở”?

Con số thất thoát từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang ở mức báo động, tuy nhiên, không dễ để có thể xác định được đâu là con số cuối cùng bị thất thoát.

cph.jpg
Giá trị đất đai - “kẻ hở” gây thất thoát khi cổ phần hóa DNNN. Ảnh minh họa 

Thất thoát trên 1 nghìn tỷ đồng/DN

Vấn đề thất thoát khi cổ phần hóa DNNN ai cũng biết và sự thất thoát đó diễn ra ở nhiều phương diện. Có khi đó là vốn ngân sách cấp cho DN, DN khai làm việc nọ, việc kia nhưng thực tế lại không làm hoặc dành tiền làm việc khác.

Có khi đó là đất đai, mặt bằng mà Nhà nước giao cho DN, nhưng thực tế cần ít thì DN xin nhiều, một phần được đưa vào kinh doanh, một phần được chuyển nhượng… Cũng có khi tài sản dưới dạng máy móc, trang thiết bị được điều chuyển cho DN nhưng DN khai giá cả không đúng, không có cơ quan định giá…

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), đánh giá: Tài sản, vốn liếng Nhà nước cấp cho DN ở rất nhiều dạng, phương diện khác nhau mà lại thiếu minh bạch, rõ ràng. Trước đây, cả một thời gian dài, có tình trạng không phân định rõ giữa tài sản của DN với Nhà nước, người ta coi DNNN cũng là của Nhà nước, khi chuyển từ đơn vị nọ sang đơn vị kia thì không cần phải chi li. Bây giờ bảo tính toán cho đúng, cho đủ những tài sản, vốn liếng ấy thì e rằng không tính được.

“Thời điểm năm 2016, Kiểm toán Nhà nước xác định giá trị của 7 DN, đã làm tăng vốn nhà nước lên trên 20.800 tỷ đồng. Sang năm 2017, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục làm tại 6 DN và cũng làm tăng vốn nhà nước lên trên 8.900 tỷ đồng. Tính ra bình quân mỗi DN làm thất thoát trên 1 nghìn tỷ đồng, nếu không kiểm toán lại”, ông Nam dẫn chứng.

Dẫu vậy, nhìn vào những con số do chính mình trích lại của Kiểm toán Nhà nước, ông Nam thậm chí còn cho rằng, đó cũng chưa hẳn là con số cuối cùng, bởi như đã nói, suốt mấy chục năm qua, vốn liếng Nhà nước giao cho DN dưới nhiều dạng khác nhau, khó có thể đo đếm, tính toán chính xác được.

Theo ông Nam, khi cổ phần hóa chỉ nên đánh giá lại toàn bộ tài sản của DN hiện có là gì, các khoản nợ ra sao để xem thực sự còn bao nhiêu tài sản của Nhà nước mà DN được giao quản lý. Việc thống kê, tính toán ấy phải được tính đúng, tính đủ theo giá thị trường.

Giá trị đất đai - “kẻ hở” gây thất thoát

Giá trị đất đai là một trong những yếu tố quan trọng để xác định giá trị DNNN khi cổ phần hóa. Theo các chuyên gia, đây cũng chính là “kẽ hở” gây thất thoát lớn nhất trong việc cổ phần hóa DNNN.

Ông Nguyễn Trần Minh Trí (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới) nhận định, hàng nghìn tỷ đồng đã và đang bị thất thoát và thất thu ngân sách nhà nước từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính, hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác; tình trạng “trốn thầu” hoặc lỏng lẻo, hình thức trong triển khai đấu thầu và chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất mà DNNN nắm giữ khi cổ phần hóa.

Theo ông Nam, đất đai Nhà nước giao cho DN có nhiều dạng, có diện tích cấp cho DN làm mặt bằng xây nhà máy; có diện tích cho thuê trong một thời hạn nhất định để DN sản xuất kinh doanh; có diện tích lại cho mượn... Bởi nhiều dạng, nhiều nguồn mà luật lệ quản lý không rõ ràng dẫn đến tình trạng nhập nhèm khi chuyển giao đất cho DN sử dụng, quản lý.

Đây chính là điểm mà cổ phần hóa DNNN vướng nhiều nhất trong thời gian qua. Vì không nắm rõ nguồn gốc đất đai cấp cho DN nên có tình trạng tiếng là cho DN mượn đất nhưng suốt mấy chục năm DN sử dụng đất đó không ai hỏi tới, thậm chí từ cho mượn đã trở thành đất của DN.

Rồi nói là cho DN thuê đất nhưng có DN thuê trả tiền một lần, sau đó họ cứ việc sử dụng, có DN lại trả tiền thuê hàng năm, hai hình thức đó đã khác hẳn nhau...

Việc chuyển giao đất có khi lại tùy từng địa phương, từng bộ ngành, thậm chí tùy từng DN, DN quan hệ tốt thì xin bao nhiêu được giao bấy nhiêu, giao cũng không nói rõ cấp quyền sở hữu hẳn hoi hay sở hữu tạm thời, cấp hay cho thuê, cho thuê hay cho mượn....

Hệ quả là, nhiều DN được giao quản lý sử dụng hàng loạt địa điểm “đất vàng” có giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng giá trị DN lại bèo bọt.

“Cổ phần hóa mà không định giá giá trị sử dụng đất hoặc lợi thế từ đất đang sử dụng và ưu tiên sử dụng chắc chắn sẽ không khách quan, làm thất thoát tài sản Nhà nước”, ông chỉ rõ.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top