Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 18 tháng 3 năm 2020 | 21:43

Thế giới chạy đua nghiên cứu vaccine và kháng thể chống Covid-19

Cho đến thời điểm nay, đã có ít nhất 35 công ty và Viện nghiên cứu trên khắp thế giới đã đăng ký phát triển vaccine và kháng thể ngừa Covid-19.

Phát triển vaccine và kháng thể để ngừa Covid-19 đang là ưu tiên hàng đầu của các công ty và viện nghiên cứu thế giới. Cho đến thời điểm nay, đã có ít nhất 35 công ty và Viện nghiên cứu trên khắp thế giới đã đăng ký phát triển vaccine và kháng thể ngừa Covid-19, trong đó có 4 công ty đã thử nghiệm thành công trên động vật, 1 công ty của Mỹ và 1 Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người. Đây được xem là tốc độ điều chế vaccine nhanh chưa từng có tiền lệ.

 

the gioi chay dua nghien cuu vaccine va khang the chong covid-19 hinh 1
Ảnh minh họa: Travel Daily Media

 

Các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên người đầu tiên đã được tiến hành tại thành phố Seatle của Mỹ ngày 17/3 để đánh giá tác dụng của vaccine đối với virus SARS-CoV-2. Cuộc thử nghiệm được tiến hành trên 45 người, từ độ tuổi 18 đến 45. Họ sẽ được tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 28 ngày và được theo dõi liên tục trong vòng 1 năm. Theo các quan chức y tế cộng đồng Mỹ, phải mất khoảng từ 12 đến 18 tháng để có thể khẳng định có thể sử dụng loại vaccine này hay không.

Một viện nghiên cứu khác ở California, Mỹ ngày 17/3 cũng tuyên bố đã hoàn thành nghiên cứu vaccine và kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 và đang đề nghị được thử nghiệm lâm sàng trên người. Ông Joe Payne, Chủ tịch, đồng thời giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Arcturus Therapeutics cho biết, mục đích nhóm nghiên cứu là tìm ra được loại vaccine chỉ tiêm 1 mũi duy nhất thay vì tiêm nhiều mũi như các loại vaccine đang được nghiên cứu và thử nghiệm. Ông hi vọng, đề nghị thử nghiệm lâm sàng sẽ nhanh chóng được chấp thuận và sẽ được tiến hành thử nghiệm đầu tiên tại Singapore càng sớm càng tốt.

“Chúng tôi đang trong quá trình đề nghị thử nghiệm lâm sàng và hi vọng sẽ sớm được chấp nhận. Chúng tôi đã sản xuất các lô vaccine thử nghiệm đầu tiên và sẽ tiến hành thử nghiệm tại Singapore trước khi đưa ra thử nghiệm ở nhiều nước khác. Tôi hi vọng trong vài tháng tới, nhiều công ty khác cũng sẽ có các nghiên cứu về vaccine tương tự và nhiệm vụ của chúng tôi là tiến hành các thử nghiệm nhanh nhất có thể. Đây là một công việc cực kỳ nghiêm túc”, ông Payne nói.

Cũng trong ngày 17/3, một nhóm nghiên cứu của Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc đã được phê duyệt khởi động thử nghiệm lâm sàng vaccine chống Covid-19 và đã bắt đầu tìm tình nguyện viên để tiến hành thử nghiệm.

Bà Trần Vi, thuộc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc cho biết: “Theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, chúng tôi đã có chuẩn bị sơ bộ về tính an toàn, hiệu quả và kiểm soát chất lượng khi thực hiện sản xuất hàng loạt. Chúng tôi đã chuẩn bị tất cả để sẵn sàng cho các cuộc thử nghiệm lâm sàng bất cứ thời điểm nào. Chúng ta đang trong một ngôi nhà chung toàn cầu. Trong lúc này, vaccine là một trong những vũ khí khoa học quan trọng để đánh tan được đại dịch Covid-19 này”

Trước đó, các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc cũng phát hiện kháng thể có thể trung hòa SARS-CoV-2 và vô hiệu hóa hoạt động của virus trong tế bào chủ dựa trên virus gây ra dịch bệnh SARS và MERS. Nhóm cũng thu được ARN của virus bằng cách nuôi cấy virus lấy từ mẫu người bệnh mắc Covid-19 ở Hàn Quốc và thấy rằng virus SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc dễ phát hiện hơn so với các nước khác.

Dựa trên các tài liệu phân tích về chủng virus SARS-CoV-2 uy tín, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu sinh học Israel dự định trong vài ngày tới sẽ công bố một loại vaccine ngừa chủng virus này.

Một nhóm các nhà khoa học tại Hà Lan cũng đã tìm ra kháng thể có thể ngăn chặn sự phát triển của virus SARS-CoV-2, qua đó tăng hy vọng điều chế thành công thuốc trị Covid-19. Các nhà khoa học tin rằng, đây có khả năng là loại kháng thể đầu tiên có thể chặn đứng sự lây lan của virus này, đồng thời thúc đẩy tiềm năng phòng ngừa, chữa trị triệt để Covid-19 hay các loại dịch bệnh khác gây ra bởi virus mà loài người có thể đối mặt trong tương lai.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top