Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 5 năm 2018 | 21:24

Thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký quyết định công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

ntm.jpg

Xuất phát điểm của huyện Nam Đàn khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới khá thấp (năm 2010 chỉ có 03/23 xã đạt 09 tiêu chí; còn lại 20/23 xã mới chỉ đạt từ 02 – 08 tiêu chí). Đến nay, huyện Nam Đàn có 23/23 xã (100%) đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Từ năm 2011 đến 2017, tổng nguồn lực xây dựng nông thôn mới của huyện Nam Đàn là 1.530,4 tỷ đồng trong đó, ngân sách Trung ương 107,2 tỷ đồng, chiếm 7%; ngân sách tỉnh 145 tỷ đồng, chiếm 9,47%; ngân sách huyện 160 tỷ đồng, chiếm 10,46%; ngân sách xã 193,2 tỷ đồng, chiếm 12,62%; doanh nghiệp hỗ trợ 98,5 tỷ đồng, chiếm 6,45%; nhân dân đóng góp 346,7 tỷ đồng, chiếm 22,65% (trong đó nhân dân đóng góp bằng tiền là 319,8 tỷ đồng; hiến đất 212.355 m2, 28.468 m2 tường rào và 121.093 ngày công, tương ứng 26,9 tỷ đồng); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án trên địa bàn 479,8 tỷ đồng, chiếm 31,35%.

Về phát triển sản xuất, huyện đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng. Trong những năm qua, các xã đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất cho hiệu quả khá cao, như: mô hình bí đỏ tại xã Nam Trung; mô hình rau mầm tại xã Nam Cát; mô hình rau màu tại xã Nam Anh, Nam Xuân; mô hình nuôi dê sinh sản tại các xã Nam Hưng, Nam Thái, Nam Nghĩa, Nam Thượng, Nam Lộc,... Đặc biệt, năm 2017 đã xây dựng được một số mô hình rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã Nam Thanh, Vân Diên, Xuân Hòa... Chăn nuôi tiếp tục có bước phát triển khá, ổn định tổng đàn, tăng sản lượng xuất chuồng năm sau cao hơn năm trước, chủ yếu tập trung vào một số loại con vật chính như: bò, dê, lợn, gà... Trên địa bàn huyện có 803 trang trại và gia trại, trong đó có 43 trang trại đạt chuẩn theo quy định; toàn huyện có trên 1.810 ha, trong đó có những mô hình cho hiệu quả tốt, như: mô hình nuôi cá lồng tại xã Nam Lộc, mô hình nuôi cá truyền thống tại xã Nam Tân, Nam Thanh; mô hình ươm nuôi cá giống tại xã Xuân Hòa,....

Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nên thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của huyện năm 2017 đạt 36 triệu đồng/người (tăng 18,5 triệu đồng so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đều dưới 5% và trên địa bàn toàn huyện năm 2017 là 3,16% (giảm 11,44% so với năm 2010).

Huyện Duy Tiên có 16/16 (100%) xã đã được UBND tỉnh Hà Nam công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới ở các xã, huyện đã chỉ đạo các xã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ, sử dụng các giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Đã hình thành vùng chuyên canh trồng cam, ổi, bưởi tập trung với diện tích trên 100 ha (tại các xã Trác Văn, Chuyên Ngoại, Châu Giang), doanh thu trên 800 triệu đồng/ha/năm. Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung quy mô vừa và lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh; mô hình sữa tươi hữu cơ của trang trại Mục Đồng tại xã Trác Văn; thuỷ sản tiếp tục phát triển, đã đầu tư hạ tầng khu chăn nuôi thuỷ sản tập trung quy mô 130ha (làm đường, hệ thống điện, trạm bơm, kiên cố hoá kênh tưới tiêu - đưa vào sử dụng từ năm 2016), bước đầu đã phát huy hiệu quả. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản năm 2016 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.236 tỷ đồng.

16/16 xã trên địa bàn huyện đều có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đảm bảo bền vững (như mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ: lúa giống, cam vinh, rau hữu cơ, ổi Trác Văn, nấm ăn, nấm dược liệu, gà móng Tiên Phong, cá lồng trên sông Hồng...). Thu nhập bình quân đầu người của các xã trên địa bàn huyện năm 2017 là 38 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của huyện còn 1,41%.

 

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top