Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 5 năm 2018 | 8:17

Thép Hòa Phát gây ô nhiễm môi trường: Dân kêu, chính quyền “thờ ơ”?!

Hoạt động gây ô nhiễm môi trường của Khu liên hợp sản xuất gang thép - Công ty CP Thép Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn (Kinh Môn - Hải Dương) đã được người dân phản ánh đến nhiều cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, dường như những phản ánh này bị chính quyền “quên lãng” hoặc giải quyết thì cũng là “chiếu lệ”. Câu hỏi được dư luận đặt ra: Chính quyền huyện Kinh Môn và tỉnh Hải Dương có “đồng lõa”, bao che cho vi phạm của Thép Hòa Phát?!

thep-hoa-phat-gay-o-nhiem-dan-khoc-chinh-quyen-doi-mu-phot.png
Khói đen nghi ngút xả ra từ nhà máy của Công ty CP Hòa Phát.

 

Dân kêu

Cư dân sống xung quanh Khu liên hợp sản xuất gang thép - Công ty CP Thép Hòa Phát cho biết: Nhiều năm nay, cuộc sống của chúng tôi vô cùng khổ cực kể từ khi nhà máy này (Nhà máy thép  Hòa  Phát - PV) đi vào hoạt động. Nhà máy xả thải khiến người dân khó thở, mùi khí thải bay vào trong nhà không thể ngủ nổi. Dù đóng chặt các cửa, chúng tôi cũng chẳng mấy khi có được giấc ngủ ngon. Ngoài khí thải, còn có mạt sắt, thứ kim loại nặng này bám cả vào đồ ăn, thức uống hàng ngày của người dân. Nhiều người trong xã mắc bệnh về đường hô hấp, nhất là trẻ em, người già. Nước thải từ nhà máy thì đổ thẳng ra sông Kinh Thầy khiến nguồn nước tưới tiêu phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hoa màu, cây trồng không thể phát triển. Kinh tế của người dân vì thế cũng bị tác động tiêu cực. Chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều lần nhưng cho tới nay, nhà máy thép vẫn được đánh giá là an toàn về môi trường.

Những người dân ở đây còn cho hay, cách đây mấy năm, họ thu được hơn 70kg mạt sắt. Khi đó, Công an môi trường tỉnh Hải Dương đã về chuyển đi và Hòa Phát bị phạt hơn 200 triệu.

Người dân chúng tôi đã nhiều lần phản ánh tình trạng trên với chính quyền các cấp, tại hội nghị tiếp xúc cử tri. Nhiều người địa phương chết do bệnh ung thư mà càng trẻ càng chết nhiều. Tuy nhiên, các ngành chức năng trong báo cáo của mình đều cho rằng “các chỉ số môi trường của nhà máy vẫn ở ngưỡng cho phép”.

Người dân xã Hiệp Sơn còn phản ánh việc nhà máy thép đặt quá gần khu dân cư, có nơi chỉ cách gần 100m, dẫn đến việc họ phải chịu khói bụi dày đặc, tiếng ồn quá lớn...

Chính quyền “thờ ơ”?

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Bí, Phó chủ tịch UBND huyện Kinh Môn, cho biết, năm 2017, UBND huyện Kinh Môn đã đưa Công ty Hòa Phát vào danh sách các cơ sở có phản ánh, kiến nghị của nhân dân, các cơ sở có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường, đề nghị UBND tỉnh Hải Dương, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thanh tra, xử lý.

“Mới đây, tại Nhà máy Thép Hòa Phát đã xảy ra sự cố bục ống dẫn của hệ thống lọc bụi, do vậy, đã xả ra môi trường khoảng gần 3 phút. Việc người dân phản ánh là có. Hiện Hòa Phát đã dừng toàn bộ nhà máy để tiến hành sửa chữa. Còn việc xảy ra đó, Phòng Cảnh sát điều tra về môi trường đã về làm rõ và những bụi đó vẫn nằm trong ngưỡng cho phép”, ông Bí nói.

Theo báo cáo của UBND huyện Kinh Môn, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát của Công ty CP Thép Hòa Phát từ khi đi vào hoạt động đã xảy ra nhiều sự cố về môi trường.

Thế nhưng, báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương lại khẳng định: Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương trong quá trình hoạt động đã cơ bản chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, thực hiện đầu tư các công trình xử lý chất thải cũng như thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong quá trình hoạt động sản xuất.

Còn người dân xã Hiệp Sơn thì không tin những báo cáo khi cụm từ “các chỉ số vẫn ở ngưỡng cho phép” được nhắc đi nhắc lại, bởi hàng ngày họ vẫn phải chịu đựng khí độc, tiếng ồn và mạt thép bao trùm không khí.

Năm 2011, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt Công ty CP Thép Hòa Phát 210 triệu đồng do đưa công trình vào sử dụng chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận, không phân loại chất thải nguy hại, để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc với chất thải khác, không bố trí nơi an toàn để lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại, không dán nhãn theo quy định.

Năm 2015, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xử phạt Công ty CP Thép Hòa Phát  270 triệu đồng do hành vi xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường và yêu cầu công ty có biện pháp khắc phục hậu quả.

Đại diện chính quyền vẫn cho rằng “các chỉ số vẫn ở ngưỡng cho phép” ngay trong bản Báo cáo ngày 04/04/2018 cung cấp thông tin cho các đại biểu tham gia cuộc họp giao ban báo chí, nhưng người dân thì khẳng định bụi do Nhà máy Thép Hòa Phát thải ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của họ, mà thực tế đúng như vậy. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu chính quyền có “đồng lõa” với những sai phạm của Hòa Phát?

Vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 7/5/2018, tại Khu liên hợp sản xuất gang thép – Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 3 công nhân tử vong và 1 công nhân bị thương nặng. Đến nay đã gần 2 tuần trôi qua, thông tin về việc xử lý trách nhiệm của những cá nhân có liên quan, cũng như nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn chưa được công bố, vụ việc đang có dấu hiệu “chìm xuồng”.

Ông Phạm Gia Yên, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng: Tai nạn lao động vừa qua tại Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương đã gây hậu quả nghiêm trọng và đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Thứ nhất, theo theo khoản 3, Điều 295, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người như sau: “3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên…

Thứ hai, theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, nếu như Công ty CP Thép Hòa Phát trong khi đang tiến hành sửa chữa, doanh nghiệp có sử dụng khoảng 60 bao bột An cơ FC01 (bột chịu lửa để đầm các khe hở đáy lò) và dùng 02 máy đầm rung bằng khí nén để đầm đáy lò mà để xảy ra tai nạn chết người thì còn có thể áp dụng khoản 3, Điều 298, Bộ luật Hình sự năm 2015 Tội vi phạm về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng quy định: “3. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 20 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên”.                                        

Nguồn: X.D

 

 

Công Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top