Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2018 | 14:53

Thi hành Luật Thủy sản: "Bước ngoặt" mới cho hệ thống kiểm ngư

Kể từ ngày 1/1/2019 tới đây, Luật Thủy sản được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Một trong những điểm mới của Luật Thủy sản, đó là tổ chức hệ thống kiểm ngư sẽ được tổ chức tới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.

Kiểm ngư có những quyền hạn gì?

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Đình Luân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết: “Quy định về kiểm ngư được nêu cụ thể trong chương VI, từ Điều 89 đến Điều 95. Theo đó, Luật khẳng định Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức năng bảo đảm thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Cũng theo ông Luân, hệ thống Kiểm ngư, bao gồm Kiểm ngư trung ương và kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển. Kiểm ngư tỉnh được tổ chức trên cơ sở yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nguồn lực của địa phương.

“Luật khẳng định: Tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư được nộp vào ngân sách Nhà nước và Cơ quan Kiểm ngư được cấp lại một phần kinh phí thu được từ xử phạt vi phạm hành chính để phục vụ cho hoạt động kiểm ngư”- ông Luân cho biết.

Về quy định chuyển tiếp: Tại khoản 1, Điều 105, Luật Thủy sản sửa đổi điểm đ, khoản 1 Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thủy sản lên đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân vi phạm. Như vậy mức phạt đã được quy định tăng lên gấp 10 lần so với  mức phạt tiền như quy định hiện hành. Theo đó, khi luật có hiệu lực là áp dụng được ngay không phải tiến hành sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tăng cường lực lượng kiểm ngư

Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết: “Để đảm bảo việc tuần tra, kiểm soát tốt vùng biển Bình Thuận thì phải cần đến 4 tàu tuần tra. Nhưng hiện chỉ có 2 tàu dẫn đến việc kiểm soát ngư trường gặp nhiều khó khăn”.

 

kiem-ngu.jpg

Một tàu Kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển. (Ảnh: PV)

 

Bên cạnh đó, lực lượng ở các trạm quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang thiếu so với quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Lực lượng kiểm ngư có 4 trạm nhưng chỉ có 31 biên chế. Trạm có số lượng cán bộ nhiều nhất hiện nay là Trạm Quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phan Thiết có 12 người. Tuy nhiên, so quy định vẫn thiếu 4 người, 3 trạm còn lại chỉ có dưới 10 cán bộ nhân viên. Việc thiếu lực lượng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt  tuần tra, vì cứ một người nghỉ thì không có người thay thế dẫn đến công tác tuần tra phải dừng lại. Do thiếu lực lượng nên vào thời gian cấm tàu giã cào bay khai thác, Chi cục Thủy sản phải nhờ Bộ đội Biên phòng tỉnh điều tàu cùng tham gia tuần tra kiểm soát.

Trong khi đó, hiện nay, tàu giã cào bay hoạt động sai tuyến diễn biến khá phức tạp, sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng khi bị phát hiện. 

Tại Kiên Giang, ông Mai Anh Nhịn cho biết, thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg Chính phủ, Luật Thủy sản; chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT nghiêm cấm, không cấp giấy phép đóng mới tàu cá đối với chủ tàu vi phạm vùng biển nước ngoài. UBND tỉnh sẽ tiếp thu ý kiến của đoàn công tác, triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân; tăng cường tuyên truyền ngư dân, buộc chủ tàu, thuyền cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài; tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các địa phương, sở, ngành không thực hiện đúng chỉ đạo của UBND tỉnh…

Ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp

Tại tỉnh Bình Định cũng đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp Đề án “Tổ chức thực thi Luật Thủy sản năm 2017 và triển khai các giải pháp cấp bách về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại Bình Định”.

1.jpg
Luật Thủy sản có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc ngăn chặn và chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Ảnh minh họa) 

Đề án nói trên do Sở NN-PTNT xây dựng, nhằm phát triển nghề cá có trách nhiệm, hiệu quả bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của tỉnh và Trung ương. Mục tiêu của đề án là đảm bảo 100% các xã, phường có hoạt động nghề cá trong tỉnh được phổ biến, tuyên truyền Luật Thủy sản năm 2017 và Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Thực hiện các giải pháp, đảm bảo 100% tàu cá dài từ 15m đến dưới 24m và trên 24m có gắn thiết bị giám sát hành trình tự động gửi thông tin vị trí 2 giờ/1 lần về Trạm bờ. Cấp đúng, đủ giấy xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; 100% tàu cá khai thác vùng biển lộng, khơi được kiểm tra hồ sơ giấy tờ và kiểm tra thực tế khi xuất bến; 100%  tàu cá có và thực hiện nhật ký khai thác đúng quy định.  Kiểm tra, thanh tra tại cảng ít nhất 20% sản lượng lên bến đối với cá ngừ và 5% sản lượng lên bến đối với sản phẩm thủy sản khác theo khuyến nghị của EC.

Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã đề xuất thành lập Cơ quan Kiểm ngư, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá; Quỹ bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản; phát triển các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu yêu cầu các sở, ngành, các địa phương ven biển tiếp tục đóng góp ý kiến để xây dựng hoàn thiện và trình UBND tỉnh ban hành Đề án. Trước mắt, các sở, ngành, chính quyền các địa phương khẩn trương thực hiện các giải pháp quản lý tàu thuyền, giám sát hoạt động khai thác thủy sản, không để ngư dân vi phạm lãnh hải các nước và thực hiện nghiêm các khuyến cáo của EC.

Còn tại Quảng Ninh, Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Thực tế, tỉnh Quảng Ninh đã xung phong làm thí điểm nhiều nội dung được quy định tại Luật Thủy sản, điển hình là việc thành lập lực lượng kiểm ngư.

Vấn đề được Quảng Ninh đặc biệt chú trọng hiện nay, đó là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi hải sản. Với chủ trương “tuyên chiến” với vi phạm trong khai thác tận diệt thủy hải sản, lực lượng kiểm ngư, công an, bộ đội biên phòng phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, bổ sung nhiều nghề bị cấm trong lĩnh vực khai thác hải sản theo hình thức tận diệt.

Ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ, tạo điều kiện trang bị cho tỉnh 1 tàu kiểm ngư công suất trên 1.000 CV; 1 xuồng công suất trên 200CV để thực thi nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi biển. Đồng thời, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn trong việc nhập khẩu giống hàu cửa sông để phục vụ nhu cầu vùng nuôi nhuyễn thể trên địa bàn./.

 

Nhật Nam
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top