Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 7 năm 2022 | 15:54

Thị trường EU giúp chuyển sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Cơ hội để khai thác thị trường EU rất lớn, góp phần tăng giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu, giúp chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp”.

Xây dựng thương hiệu nhà xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có trách nhiệm, minh bạch, bền vững, làm cơ sở cho xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trên toàn cầu - Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại Hội thảo “Thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản vùng ĐBSCL đi châu Âu” do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 1/7 tại Cần Thơ.

Theo Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU đến năm 2030 do Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT) trình bày, mục tiêu của đề án năm 2025 giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU đạt từ 5 – 5,5 tỷ USD; tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chế biến sang EU đạt khoảng 30%, mặt hàng nông, lâm, thủy sản tiếp cận trực tiếp tới kênh khách hàng cuối cùng tại EU đạt 20%.

Đồng thời, Việt Nam thuộc nhóm 10% các nước đang phát triển đứng đầu về tỷ trọng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU có chứng chỉ, hoặc công nhận đạt được các chuẩn quốc tế về môi trường và xã hội.

 

ca-tra.jpg

Nông dân ĐBSCL đang chăm sóc cá tra. 
 

Mục tiêu đến năm 2030 giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU đạt từ 7,5 - 8 tỷ USD, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chế biến sang EU đạt khoảng 50% và tiếp cận trực tiếp tới kênh khách hàng cuối cùng tại EU đạt 30%. Đồng thời, Việt Nam thuộc nhóm 5% các nước đang phát triển đứng đầu về tỷ trọng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu vào EU có chứng chỉ, hoặc công nhận đạt được các chuẩn quốc tế về môi trường và xã hội.

Đến nay, thị trường EU là một trong 4 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn của Việt Nam; EU cũng là một trong 3 thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản lớn nhất thế giới. Việt Nam cũng là một trong 4 nước khu vực châu Á ký Hiệp định thương mại tự do với EU. Vì vậy, cơ hội để khai thác thị trường EU rất lớn, góp phần tăng giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho nông sản theo định hướng trách nhiệm, minh bạch, bền vững, giúp chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp”.

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT), mặc dù thị trường EU là thị trường lớn nhưng tỷ trọng một số ngành hàng của Việt Nam trong việc khai thác thị trường này vẫn thấp. Bên cạnh đó, thị trường EU cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc phải có chiến lược để khai thác tối đa được xuất khẩu vào thị trường EU bằng cách tăng giá trị.

Ngoài ra, cần tiếp tục khai thác hiệu quả các cơ hội, lợi thế từ EVFTA; liên kết giữa các doanh nghiệp lớn để xây dựng chuỗi cung ứng hoàn thiện cho xuất khẩu nông lâm thủy sản sang EU nhằm giảm chi phí vận chuyển, xây dựng hình ảnh, thương hiệu nông lâm thủy sản Việt Nam và phát triển thị trường.

“Quan điểm đầu tiên là cần khai thác hiệu quả các cơ hội, lợi thế từ Hiệp định EVFTA nhằm tăng chất lượng, hàm lượng, sự sáng tạo trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững. Bộ NN&PTNT coi EU là phép thử đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng thương hiệu của nông sản Việt Nam, nâng cao uy tín trên toàn cầu theo định hướng, chiến lược nông nghiệp đã đề ra là minh bạch, trách nhiệm, bền vững”, ông Kiên đề cập.

 

 

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top