Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 4 năm 2016 | 1:43

Thiệu Thịnh từng bước đổi thay

Từ xã thuần nông với xuất phát điểm thấp, Thiệu Thịnh (Thiệu Hóa - Thanh Hóa) gặp không ít khó khăn trong công tác phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng với sự quyết tâm cao của một tập thể cán bộ vững mạnh và sự đồng lòng từ phía nhân dân, Thiệu Thịnh đang “thay da, đổi thịt”.

Thiệu Thịnh nằm ở phía Đông Bắc của huyện Thiệu Hóa, thuộc tả ngạn sông Chu và hữu ngạn sông Mã, nguồn nước tưới tiêu luôn đảm bảo nên nông nghiệp được coi là một trong những mũi nhọn để phát triển kinh tế nơi đây.

Thiệu Thịnh đổi thay.

Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND Thiệu Hóa, Thiệu Thịnh đã đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Năm 2015, xã đã triển khai đến đội ngũ cán bộ thảo luận thống nhất về cơ cấu giống cây trồng, lịch gieo trồng, tuyên truyền hướng dẫn nhân dân thực hiện trên cơ sở áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, nhờ đó, cả 3 vụ đều cho năng suất cao. Tổng diện tích gieo trồng 3 vụ của xã đạt 258ha, giá trị thu nhập đạt 80 triệu đồng/ha/năm, nâng tổng sản lượng lương thực lên 2.912 tấn, đạt 106% so với chỉ tiêu kế hoạch.

Ngoài ra, công tác xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy, chính quyền quan tâm và nhận được sự đồng thuận từ nhân dân, giúp Thiệu Thịnh đạt 15/19 tiêu chí nông thôn mới. Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ bản năm 2015 trên địa bàn xã là 16 tỷ 206 triệu đồng. Về Thiệu Thịnh hôm nay, 100% đường trục thôn, liên xã đã được bê-tông hóa; đường trục chính giao thông nội đồng được cứng hóa 70%; hệ thống rãnh thoát nước lề đường trong khu dân cư và xây dựng kênh mương nội đồng luôn được nhân dân tin tưởng ủng hộ. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã và đang thúc đẩy nền kinh tế Thiệu Thịnh ngày càng phát triển.

Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa tiếp tục được nhân rộng. Năm 2015, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 86%; chất lượng hoạt động của thôn, làng văn hóa được nâng lên, đến nay đã có 5/5 thôn được UBND huyện Thiệu Hóa công nhận Thôn văn hóa.

Ông Nguyễn Quốc Bình, Chủ tịch UBND xã Thiệu Thịnh, cho biết: “Thiệu Thịnh là xã đi lên từ khó khăn với xuất phát điểm thấp, chủ yếu nhân dân sống bằng nghề nông. Những năm gần đây, Thiệu Thịnh đã thay đổi nhiều, đời sống bà con được nâng lên. Xã phấn đấu trong năm 2016 này tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10% trở lên, thu nhập bình quân trên 22 triệu đồng/người. Riêng công tác xây dựng nông thôn mới, xã còn một số tiêu chí chưa hoàn thiện do cần thêm nhiều kinh phí nên rất mong các ban ngành quan tâm, hỗ trợ để Thiệu Thịnh sớm cán đích  nông thôn mới”.

Minh Thượng

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top