Thành công của HTX Nông nghiệp Gia Phú là sự mong đợi không chỉ của các thành viên HTX mà còn của nhiều người dân xã Gia Phú (Bảo Thắng), bởi khi HTX áp dụng trồng dưa lê vân lưới giống Nhật ứng dụng công nghệ cao, doanh thu đạt hơn 1,5 tỷ đồng/năm.
Nằm ở vùng quê có phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi nhất tỉnh Lào Cai, thành công của HTX Nông nghiệp Gia Phú là sự mong đợi không chỉ của các thành viên HTX mà còn của nhiều người dân xã Gia Phú (Bảo Thắng), bởi khi HTX áp dụng trồng dưa lê vân lưới giống Nhật ứng dụng công nghệ cao, doanh thu đạt hơn 1,5 tỷ đồng/năm.
Hiệu quả từ mô hình ứng dụng công nghệ cao
Ông Trần Ngọc Huế, Giám đốc HTX Nông nghiệp Gia Phú dẫn chúng tôi vào khu nhà màng trồng dưa lê vân lưới nhập giống từ Nhật Bản. Vừa nâng niu những quả dưa nặng trĩu tay, ông Huế vừa chia sẻ: “Ứng dụng công nghệ nông nghiệp hiện đại trong nhà màng, chúng tôi đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trồng dưa lê vân lưới. Từ tháng 2/2018 đến nay, HTX thu hoạch lứa quả đầu tiên. Mỗi gốc dưa cho thu 1 quả nặng 1,5-2kg. Vụ dưa đầu này, chúng tôi thu hoạch được 7 tấn quả, bán với giá 80.000 đồng/kg, thu về hơn 500 triệu đồng. Mỗi năm HTX sản xuất được 3 vụ, trừ chi phí, còn lãi 45-50%”.
Ở xã Gia Phú, bà con ai cũng trông đợi ngày nhìn thấy thành quả của HTX, bởi đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao mới mẻ trên địa bàn. Sản xuất dưa trên diện tích 0,6ha, HTX chỉ cần 3 lao động thường xuyên; vào giai đoạn cần chăm sóc tỉ mỉ hoặc thu hái,thì cần khoảng 7 người.
Ông Huế nhẩm tính, cũng trên diện tích đất này mà trồng ngô, lạc theo hướng canh tác truyền thống thì chỉ thu được khoảng 30-40 triệu đồng/năm. Nhưng nay, với mô hình nông nghiệp công nghệ cao, chỉ tính riêng 3 vụ dưa trên 2.000m2 nhà giàn đã thu được 1,5 tỷ đồng/năm, trừ chi phí, thu lãi 750 triệu đồng/năm. Sau 2 năm, có thể thu hồi vốn và có lãi.
Tiên phong tìm hướng làm giàu
Gia đình ông Huế cũng như bao người dân sống trên mảnh đất này, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây trồng truyền thống (ngô, lạc,...), nếu mùa vụ thuận lợi thì hòa vốn, hoặc tiền công một ngày của người lao động chỉ là 10.000-20.000 đồng, hiệu quả kinh tế không cao. Bản thân ông Huế cũng đã từng có nhiều hướng đi như kinh doanh buôn bán, lái xe, buôn bán vật liệu xây dựng, mở xưởng làm gạch không nung... Nhiều lúc, ông dạo quanh làng ngắm cánh đồng, bãi màu của người dân mà thấy xót xa. “Sau khi nhận nhiệm vụ làm Bí thư chi bộ thôn, tôi cũng trăn trở để làm sao cho bà con thay đổi tư duy làm kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp”, ông bộc bạch.
Sau đó, ông Huế tích cực đi tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả rồi tìm tòi học hỏi trên mạng, thấy mô hình nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi đúng.
Để có được quỹ đất đủ rộng, ông Huế phải đi thuyết phục từng hộ, vận động bà con tham gia dự án nông nghiệp mới, đi đầu về thay đổi phương thức canh tác cây trồng, tạo ra sản phẩm có thương hiệu.
Được sự ủng hộ và tham gia của 12 hộ dân cũng là thành viên HTX, mô hình đã được hình thành trên diện tích 0,6 ha. Số vốn đầu tư ban đầu 1,7 tỷ đồng của HTX cũng chưa thấm vào đâu với tham vọng một mô hình bài bản về công nghệ. Thấy được sự nỗ lực của HTX và hiệu quả của mô hình, Ngân hàng Chính sách xã hội Bảo Thắng cho vay 350 triệu đồng, giúp HTX Gia Phú chính thức bước vào sản xuất.
Đưa mắt ngắm cả khu trồng dưa 0,6ha, tôi nhận thấy ngoài giống dưa đắt tiền trong nhà màng, còn có nhiều loại dưa khác như: dưa chuột, dưa lê sọc, cà chua đang độ thu hoạch. Như đoán được ý nghĩ của tôi, ông Huế cười vang tỏ vẻ phấn khởi: “Tất cả các sản phẩm nông nghiệp của HTX được bao tiêu toàn bộ bởi hệ thống cửa hàng hoa quả sạch trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, sản phẩm thu hoạch đến đâu hết đến đó, còn không đủ để cung cấp. Tôi đã đi khảo sát thị trường từ trước, biết nhiều cửa hàng rau sạch phải nhập dưa lê vân lưới từ miền Nam về bán với giá 120.000-130.000 đồng/kg, trong khi sản phẩm của HTX Gia Phú mẫu mã đẹp hơn, chất lượng không kém, giá chỉ 80.00-90.000 đồng/kg. Còn các loại dưa khác thì lúc nào thị trường cũng có nhu cầu vì chúng tôi trồng sạch để hướng tới sản phẩm có truy xuất nguồn gốc xuất xứ”.
Cứ tưởng với những thành công này, ông Huế và các thành viên HTX Gia phú sẽ ung dung nhân rộng mô hình, từng bước phát triển vùng hàng hóa, nhưng ông cho biết, để biến tham vọng thành hiện thực, còn rất nhiều gian nan. Muốn mở rộng diện tích, làm mô hình cần rất nhiều vốn, kiến thức khoa học và quyết tâm làm kinh tế, điều đó không phải hộ nông dân nào cũng có đủ khả năng để có thể liên kết sản xuất. Chính vì vậy, ngoài giống dưa lê vân lưới, HXT cũng đang trồng thử nghiệm thêm một số giống cà chua bi Thụy Sỹ, dưa chuột… theo hướng hữu cơ, nhằm tạo ra những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của từng nông hộ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…