Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 5 năm 2018 | 17:16

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Toàn quyền Australia

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tích cực hoàn tất Chương trình Hành động 2016-2019, xúc tiến triển khai các nội hàm đã thống nhất trong “Tuyên bố chung về thiết lập đối tác chiến lược Việt Nam- Australia”…

 

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phu nhân Thủ tướng cùng Toàn quyền Australia Peter Cosgrove và Phu nhân tại cuộc hội kiến. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Ngày 24/5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Toàn quyền Australia Peter Cosgrove đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 23-26/5.

Thủ tướng Chính phủ bày tỏ vui mừng được gặp lại Ngài Toàn quyền; nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người Australia trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng tới Australia và dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Australia tháng 3 vừa qua, đặc biệt là sự đón tiếp chu đáo và tình cảm nồng hậu của cá nhân Ngài Toàn quyền và Phu nhân dành cho Đoàn đại biểu Việt Nam.

Toàn quyền Peter Cosgrovebày tỏ vui mừng được lần đầu tiên đến thăm chính thức Việt Nam đúng vào dịp hai nước đang tiến hành kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2013) và 20 năm Việt Nam-Australia thiết lập quan hệ quốc phòng (1998-2018).

Toàn quyền Peter Cosgrove chúc mừng Chính phủ và nhân dân Việt Nam về các thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực, nhất là về phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững ổn định xã hội và bảo đảm an ninh.

Hai bên hài lòng trước những thành tựu hợp tác giữa hai nước sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, theo đó, sự tin cậy chính trị ngày càng thắt chặt thông qua việc thường xuyên trao đổi đoàn và tiếp xúc ở các cấp; kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng mạnh, đạt 6,5 tỷ USD năm 2017.

Australia hiện có 414 dự án đầu tư tại Việt Nam, đứng thứ 19/126 nhà đầu tư quốc tế tại Việt Nam; hợp tác an ninh - quốc phòng, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ…. cũng đang phát triển mạnh mẽ, trở thành các trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.

Để tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực hiện nay, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác hai nước, Thủ tướng Chính phủ đề nghị hai bên tích cực hoàn tất Chương trình Hành động 2016-2019 ; xúc tiến triển khai các nội hàm đã thống nhất trong “Tuyên bố chung về thiết lập đối tác chiến lược Việt Nam- Australia”, trong đó có việc sớm triển khai các cơ chế, khuôn khổ hợp tác mới như: Đối tác kinh tế, đối tác nông nghiệp, đối tác đổi mới sáng tạo, cuộc họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao… thúc đẩy các biện pháp nhằm tăng mạnh thương mại và đầu tư hai chiều, trong đó có việc giảm/bỏ các rào cản thương mại và tạo điều kiện hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước…

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Toàn quyền Australia. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Toàn quyền Peter Cosgrove nhất trí với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các phương hướng thúc đẩy quan hệ song phương hai nước; đề xuất hai bên cần tận dụng các thế mạnh của hợp tác giáo dục - đào tạo, lao động, văn hóa, thể thao, du lịch… để đẩy mạnh hơn nữa giao lưu nhân dân, qua đó tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.

Toàn quyền hoan nghênh việc Australia tiếp tục dành ưu tiên về viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu như: Cơ sở hạ tầng; phát triển nông nghiệp - nông thôn, xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá cao việc hai bên nỗ lực để hoàn thành cầu Cao Lãnh đúng tiến độ, kịp đưa vào sử dụng đúng dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chia sẻ về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự hợp tác tốt đẹp của Việt Nam và Australia tại Liên Hợp Quốc, ASEAN và các diễn đàn đa phương khác; khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ về vấn đề Biển Đông và triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top