Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán nhu cầu từng lứa tuổi, phối hợp với Bộ Y tế để có thể tiêm sớm nhất cho học sinh. Học sinh tiêm đủ hai mũi có thể đến trường học bình thường.
Hội nghị Tổng kết năm học 2020-2021 diễn ra sáng nay, 28/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Chính phủ sẽ có giải pháp cho năm học mới bảo đảm an toàn trường học gắn với tiêm vaccine."
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay trường học hoạt trở lại là mong nước của mọi học sinh, giáo viên, phụ huynh, nhà trường. Vì thế, Chính phủ đang triển khai theo hướng Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức tiêm vaccine cho trẻ em, căn cứ vào khoa học, quy định độ tuổi để tính toán, phân bổ. Loại vaccine nào được nhiều nước sử dụng tiêm cho trẻ em thì trong thời gian tới, khi nhập Việt Nam về sẽ dành để tiêm cho trẻ em.
"Với trẻ em dưới 12 tuổi, các quốc gia đang nghiên cứu vaccine và chúng ta sớm tiếp cận vấn đề này như làm việc sớm với các hãng, thúc đẩy nghiên cứu trong nước để có loại vaccine phòng chống dịch cho các cháu trong thời gian sớm nhất," Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán nhu cầu từng lứa tuổi, phối hợp với Bộ Y tế để có thể tiêm sớm nhất cho học sinh. Các học sinh được tiêm đủ hai mũi vaccine có thể đến trường học bình thường kèm thêm các giải pháp chống dịch khác.
"Chính phủ sẽ làm tất cả những gì có thể để các cháu có thể trở lại trường sớm nhất," Thủ tướng nhấn mạnh.
Với giáo viên, Thủ tướng cho hay đang chỉ đạo các địa phương rà soát lại: Nơi nào thiếu vaccine cho giáo viên sẽ được bổ sung để sớm tổ chức tiêm khi bước vào năm hoc mới.
Thủ tướng lưu ý cùng với tiêm vaccine, các nhà trường vẫn phải đảm bảo các điều kiện vật chất và tuân thủ nghiêm các giải pháp an toàn chống dịch khác.
Đối với các địa phương không có dịch, vùng xanh, cần tính toán để học sinh trở lại trường nhưng cần có biện pháp sàng lọc, đảm bảo phòng chống dịch. Dù có vaccine, có biện pháp chống dịch nhưng vẫn không được chủ quan và thỏa mãn với những gì đã làm được.
Với vùng đỏ, vàng, vùng đang diễn biến phức tạp thì giải pháp trước mắt vẫn phải là học trực tuyến. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có hướng dẫn để có chương trình dạy và học. Lãnh đạo địa phương phải hết sức hỗ trợ các trường hợp học sinh khó khăn để đảm bảo sự công bằng trong học tập, để không ai bị bỏ lại phía sau, không để học sinh thất học.
"Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất chia sẻ với việc học sinh không được đến trường mà chỉ được gặp thầy cô, bạn bè qua máy tính. Đây là điều rất thiệt thòi lớn nhưng cũng là điều kiện để chúng ta có thể thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục," Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh./.
Phạm Mai (Vietnam+)
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.