Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 30 tháng 10 năm 2018 | 21:26

Thủ tướng tiếp lãnh đạo Tập đoàn Samsung

Chiều tối 30/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Lee Jae Yong, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

 

samsung_2.jpg

Đánh giá cao hoạt động đầu tư của Samsung tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 17 tỷ USD, xuất khẩu trên 54 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 160.000 người, Thủ tướng cho biết, ngoài quyết tâm, nỗ lực của Samsung, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho Samsung đầu tư thành công tại Việt Nam. Thành công của Samsung cũng là một biểu hiện của quan hệ hết sức tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tiếp tục mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động tại Việt Nam, không chỉ là cứ điểm sản xuất lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam mà hướng tới “cứ điểm chiến lược lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam”.

Bên cạnh lĩnh vực lắp ráp, sản xuất sản phẩm điện tử, Tập đoàn mở rộng đầu tư vào những ngành sản xuất quan trọng mà Samsung có thế mạnh như nghiên cứu, phát triển lĩnh vực bán dẫn, đầu tư cơ sở hạ tầng, năng lượng…

Thủ tướng đề nghị Samsung triển khai Dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung theo đúng cam kết với Chính phủ Việt Nam để góp phần thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ thiết thực về đào tạo và chuyển giao công nghệ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

Được biết Tập đoàn tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử của Hàn Quốc, Thủ tướng đề nghị Samsung hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn thành công hơn nữa tại Việt Nam.

Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, lãnh đạo Samsung bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng đối với hoạt động của Tập đoàn tại Việt Nam, trong đó, đã kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho Tập đoàn. “Samsung đã đầu tư ở nhiều quốc gia, nhưng không có nhiều quốc gia lắng nghe, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp mạnh mẽ như Việt Nam”, ông nói.

Đánh giá cao sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam thời gian qua, ông Lee Jae Yong khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư dài hạn và mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Ông cho biết, việc phát triển công nghiệp phụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam không chỉ là mong muốn của Chính phủ Việt Nam mà cũng là của Samsung. Không chỉ chú trọng đầu tư sản xuất mà Tập đoàn đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam; đang nỗ lực hợp tác nhiều hơn với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung ứng phụ tùng, cung ứng nguồn nhân lực...

Tập đoàn đang hết sức nỗ lực đóng góp vào việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam. Ông cho biết, sau khi về Hàn Quốc, sẽ tổ chức cuộc họp các cán bộ của Samsung để xem xét có thể đầu tư vào các ngành, lĩnh vực khác tại Việt Nam như gợi ý của Thủ tướng./.

 

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top