Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 25 tháng 7 năm 2020 | 18:9

Thủ tướng yêu cầu bình tĩnh, không chủ quan, điều tra, truy vết quyết liệt

Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 25/7 về phòng chống COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ yêu cầu bình tĩnh nhưng không chủ quan; khoanh vùng, dập dịch tích cực ở TP. Đà Nẵng...

Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 25/7 về phòng chống COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ yêu cầu bình tĩnh nhưng không chủ quan; khoanh vùng, dập dịch tích cực ở TP. Đà Nẵng; kiểm tra biên giới, cửa khẩu một cách chặt chẽ, ngăn chặn nhập cảnh trái phép…
 
 
Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Thủ tướng đánh giá cao cố gắng trong thời gian qua của ngành y tế, các lực lượng quân đội, công an, các thành viên Ban chỉ  đạo Quốc gia trong thực hiện mục tiêu kép. Cho nên, trong 99 ngày qua chúng ta không có ca nhiễm mới trong cộng đồng.

Tuy nhiên, có một bộ phận chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ các khuyến cáo về phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế. Với tình hình xuất hiện bệnh nhân số 416 ở TP. Đà Nẵng, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt là TP. Đà Nẵng cũng như ngành y tế bình tĩnh, kiên quyết xử lý, nhất là khu vực bệnh nhân đã đến, sinh hoạt.

Với Đà Nẵng, tiếp tục điều tra, truy vết và thực hiện cách ly tập trung đối với những trường hợp F1 một cách an toàn; chỉ đạo, khoanh vùng, dập dịch, không để vỡ trận. Các biện pháp mạnh như áp dụng công nghệ, biện pháp trực tiếp như đi từng ngõ, gõ từng nhà, truy vết tìm F0 tiếp tục được tổ chức quyết liệt, không thể chủ quan.

Ngành y tế tăng cường chuyên gia, phương tiện cho TP. Đà Nẵng trong việc điều trị, cứu chữa cho bệnh nhân 416.

Các bộ, các ngành, UBND các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Các thành phố lớn và các địa phương có liên quan quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm phòng chống dịch tại Chỉ thị 19 của Thủ tướng. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thường xuyên như rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn… nhất là những khu vực như TP. Đà Nẵng, nơi xuất hiện ca bệnh 416.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Cùng với khoanh vùng, dập dịch tích cực ở TP. Đà Nẵng, Thủ tướng yêu cầu kiểm tra biên giới, cửa khẩu một cách chặt chẽ, ngăn chặn nhập cảnh trái phép; đồng ý yêu cầu Bộ Công an khởi tố điều tra đường dây đưa người bất hợp pháp để xử lý nghiêm theo pháp luật. Thực hiện nghiêm túc việc cách ly tập trung.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế phối hợp ứng dụng công nghệ vào truy vết, trước hết đối với TP. Đà Nẵng, đồng thời tiến hành xét nghiệm diện rộng với phương thức phù hợp.

Ban Chỉ đạo Quốc gia chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục việc thông tin về công tác phòng chống dịch để người dân chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, không để xuất hiện tình trạng hoang mang, hoảng loạn trước diễn biến mới của tình hình dịch bệnh khi có ca 416.

TP. Đà Nẵng phải coi đây là nhiệm vụ chính trị tập trung, đột xuất trong chỉ đạo. Xác định rõ hơn các khu vực có trường hợp mắc bệnh, nguồn nghi ngờ lây nhiễm để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Các Bộ: Y tế, Khoa học và Công nghệ, Truyền thông và Thông tin, Công an xem xét cử cán bộ tăng cường hỗ trợ TP. Đà Nẵng thực hiện các công tác trên. Chúng ta bình tĩnh nhưng phải cương quyết, nếu không cương quyết, nhận thức không rõ ràng, quyết liệt thì sẽ có nguy cơ lan rộng ra cộng đồng, Thủ tướng nói. Bộ Y tế tập trung giám sát, lấy mẫu xét nghiệm với tất cả các trường hợp có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, giám sát trên diện rộng để phát hiện nguồn lây. Ngành y tế phải bảo đảm sinh phẩm xét nghiệm, vật tư, trang thiết bị được cung ứng đầy đủ cho công tác phòng chống dịch, không chủ quan.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát nghiêm trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam; tổ chức cách ly chặt chẽ, nghiêm túc, không để xảy ra lây nhiễm trong cơ sở cách ly tập trung.

Tất cả các địa phương, đặc biệt là Bộ Công an rà soát các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn, coi đây như trường hợp nghi nhiễm để áp dụng cách ly y tế theo quy định.

Cả nước, các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, tiếp tục hỗ trợ các nhà ngoại giao, các quan chức cao cấp, các nhà đầu tư nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian ngắn để xử lý công vụ, đàm phán, ký kết hợp đồng đầu tư, thương mại với biện pháp phù hợp. Minh bạch hóa và hỗ trợ các nhà đầu tư, các chuyên gia, nhà  đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, công nhân tay nghề cao nhập cảnh làm việc, khảo sát cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nhân, trí thức người Việt, công dân Việt Nam là học sinh, sinh viên, người già, người đi thăm thân, du lịch hết hạn, bị kẹt ở nước ngoài và các trường hợp đặc biệt khác về nước.

Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top