Cho rằng trong 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, đề nghị các cơ sở thờ tự không tụ tập đông người.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng đã thông báo một tin vui là cuộc vận động hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 đến nay đã nhận được 305 tỷ đồng do các tổ chức, cá nhân ủng hộ cả về tiền và hiện vật, riêng nhắn tin ủng hộ qua số 1407 là 60 tỷ đồng. “Đây là sự nghiệp của toàn dân, nhân dân ủng hộ chúng ta rất nhiều, kể cả doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn cũng chung tay, chung sức để bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Thủ tướng nói.
Trong 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch COVID-19, Thủ tướng nhấn mạnh, các cấp, các ngành, hệ thống chính trị có nhiều cố gắng, “đã quyết liệt rồi, chặt chẽ rồi thì càng quyết liệt, chặt chẽ hơn, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân”, phải thành công chứ không thất bại, không để lây lan lũy thừa, nhiều người mắc, người chết tại Việt Nam.
Về các biện pháp cấp bách, tạm thời trong lúc dịch sang giai đoạn mới, Thủ tướng nêu rõ, sự đồng lòng, chung tay vào cuộc, sự nghiêm túc, quyết liệt trong phòng chống, đặc biệt là sự phối hợp trong nhân dân, trong từng đường phố, từng chung cư, từng ngôi nhà và người dân rất quan trọng.
Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người. Đề nghị các cơ sở thờ tự không tụ tập đông người và yêu cầu các địa phương nghiêm khắc nhắc nhở vấn đề này.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, yêu cầu Công an cung cấp thông tin về các trường họp đi từ nước ngoài về từ ngày 8/3/2020 để xác định đối tượng tiếp xúc gần nhằm phân loại, xét nghiệm, cách ly.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Về mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch, Thủ tướng giao Ban chỉ đạo xem xét, xử lý việc mua sắm với tinh thần công khai, minh bạch, kịp thời, làm nhanh nhưng chống tham ô, tham nhũng.
Bộ Y tế nêu tổng quát kinh phí để báo cáo với cơ quan chức năng. Thủ tướng đồng ý mở rộng xã hội hóa, đóng góp tự nguyện trong điều kiện cách ly tập trung. Về cách ly tập trung tại khách sạn, ưu tiên cách ly đối với người nước ngoài và do đơn vị, cá nhân người nước ngoài thanh toán.
Các chuyến bay nội địa, đường sắt cũng phải được kiểm tra, xe khách cũng cần có biện pháp để chống lây truyền bệnh.
Bộ Y tế nhanh chóng có các phương án mua, sử dụng các loại test xét nghiệm kịp thời hơn, báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế có trách nhiệm khẩn trương triển khai xét nghiệm nhanh tại các khu cách ly, tại cộng đồng để sàng lọc người nhiễm COVID-19, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm.
Nếu máy xét nghiệm và test kit xét nghiệm trong nước bảo đảm chất lượng thì tập trung mua sản phẩm trong nước phục vụ công tác phòng chống dịch.
Căn cứ vào tình hình nhập cảnh, cách ly tập trung hiện nay, Bộ Y tế có ý kiến cụ thể với Bộ Quốc phòng và phân bổ cho các địa phương về số cơ sở và số lượng người cách ly tập trung để chủ động triển khai.
“Việt Nam kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch”, Thủ tướng nói. Xử lý nghiêm các trường hợp không cách ly, không khai báo, gây hậu quả thì xử lý hình sự. Ngành y tế có trách nhiệm giới thiệu các phác đồ điều trị phổ biến để tập huấn cho các địa phương.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.