Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 22 tháng 7 năm 2019 | 21:32

Tiếp nối mạch nguồn tri ân

Tháng 7 - tháng tri ân các anh hùng, liệt sỹ, người có công với cách mạng trong các cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc.

Trong chuyến công tác về quê hương cách mạng Hà Tĩnh, ngày 22/7, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã đi thăm hỏi, tặng quà, trao kinh phí hỗ trợ làm nhà cho các thương binh, gia đình liệt sỹ, hộ nghèo, các cựu TNXP trên địa bàn huyện Can Lộc.

 

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn trò chuyện với bà con tại UBND huyện Can Lộc.

Hướng tới kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đã có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tiếp nối mạch nguồn tri ân, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của thế hệ hôm nay đối với sự hy sinh của những người đã dành trọn tuổi thanh xuân cho độc lập, tự do của dân tộc.

Về với vùng đất giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng Can Lộc, nơi có phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh bất diệt, Ngã ba Đồng Lộc bất tử…, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn vui mừng, phấn khởi khi chứng kiến sự đổi thay kỳ diệu ở vùng đất này.

Bước qua khói lửa chiến tranh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Can Lộc đã quyết tâm vươn lên xây dựng nông thôn mới với nhiều kết quả đáng khích lệ. Can Lộc ngày càng khẳng định là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, không ngừng thi đua phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn thăm và trao kinh phí xây nhà Đại đoàn kết cho ông Trần Văn Thoại, 79 tuổi, thôn Làng Mới, xã Vượng Lộc.

Trực tiếp đến thăm hỏi, tặng quà cho thương binh 2/4 Trần Văn Thoại (79 tuổi, ở thôn Làng Mới, xã Vượng Lộc) - trong chiến tranh, gia đình ông là một trong những điển hình của tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; thời bình, gia đình ông chịu nhiều thiệt thòi, kinh tế khó khăn, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn ân cần thăm hỏi, động viên gia đình ông cùng cố gắng vượt qua khó khăn để tạo dựng cuộc sống tốt hơn và gửi tới gia đình tấm lòng, sự sẻ chia của nhân dân cả nước, cùng 40 triệu đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết.

“Trong chiến tranh, các anh, các chị không ngại hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc, ở thời bình, mong các anh, các chị giữ gìn sức khỏe, tiếp tục đồng hành với cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam cùng các đoàn thể xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn bày tỏ.

Tiếp nhận món quà ân tình từ tay Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, thương binh Trần Văn Thoại nghẹn ngào: “Chúng tôi hết sức trân quý tấm lòng của Chủ tịch Trần Thanh Mẫn và sự sẻ chia của nhân dân cả nước. Thay mặt gia đình và những thương binh, bệnh binh, chúng tôi hứa sẽ cố gắng vươn lên, vượt qua hoàn cảnh, tiếp tục phấn đấu, dựng xây cuộc sống để xứng với mong mỏi của mọi người”.

 

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn thăm và trao kinh phí xây dựng nhà Đại đoàn kết cho bà Đào Thị Tuyết (65 tuổi, thôn Hồng Vượng, xã Vượng Lộc), là TNXP, thương binh 4/4.

Rời gia đình thương binh Trần Văn Thoại, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đến thăm gia đình bà Đào Thị Tuyết (65 tuổi, thôn Hồng Vượng, xã Vượng Lộc), là TNXP, thương binh 4/4, có chồng bị tai nạn lao động, sức khỏe yếu, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Để tri ân, hỗ trợ gia đình bà Đào Thị Tuyết, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã trao tặng quà và hỗ trợ 40 triệu đồng giúp gia đình dựng lại căn nhà khang trang hơn.

 
 
 

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn và Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực trao quà cho một số thương binh, gia đình liệt sĩ, TNXP và hộ nghèo trên địa bàn huyện Can Lộc.

Cũng trong chuyến công tác ý nghĩa này, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã tặng quà, hỗ trợ kinh phí làm nhà cho 5 trường hợp là thương binh, gia đình liệt sĩ, hộ nghèo khác trên địa bàn huyện Can Lộc và cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trao 18 suất quà cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ, cựu Thanh niên xung phong huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.

Hiện nay, Hà Tĩnh có hơn 26 ngàn liệt sĩ, 37 ngàn thương binh, 10 ngàn bệnh binh, 7 ngàn người bị nhiễm chât độc hóa học. Chỉ tính riêng ở huyện can Lộc đã có hơn 2.400 liệt sĩ, 2.700 thương binh, 185 mẹ Việt Nam anh hùng.

Ghi nhận những nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Can Lộc khi cùng đồng lòng, quyết tâm vượt qua đau thương, mất mát, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định, 72 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Hệ thống chính sách về người có công không ngừng được hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.

“Chúng ta mãi mãi không quên và không được phép quên những cống hiến, những hy sinh to lớn của thế hệ cha anh đi trước, của hàng triệu người con ưu tú đã “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” vì sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng và dân tộc ta”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

 

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn trò chuyện với bà con tại UBND huyện Can Lộc.

Thông tin với bà con về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước trong thời gian qua và hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” của cả nước, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, hiện nay cả nước có trên 9 triệu người có công, trong đó có trên 1,2 triệu liệt sỹ, 127.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng, trên 800.000 thương binh, 110.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày và gần 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học. Hàng năm, ngân sách nhà nước chi trên 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người có công.

Đặc biệt, từ năm 2010-2018, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cả nước thu được 6.481 tỷ đồng, trong đó quỹ Trung ương gần 37,5 tỷ đồng, quỹ địa phương trên 6.445 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này đã giúp xây mới 85.145 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 70.431 căn nhà tình nghĩa; tặng 124.029 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá gần 981 tỷ đồng; 98,42% tổng số hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân nơi cư trú. Có 98,11% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ; 6.186 bà mẹ Việt Nam anh hùng được các đơn vị, địa phương nhận phụng dưỡng.

Tuy nhiên, điều Chủ tịch Trần Thanh Mẫn còn trăn trở là hiện nay, công tác xác nhận người có công với cách mạng cũng bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là công tác khám giám định bệnh tật, xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; các đối tượng không còn giấy tờ gốc, người bị địch bắt, tù đày… chưa được giải quyết triệt để. Cả nước vẫn còn tồn đọng gần 4.000 hồ sơ công nhận thương binh, liệt sỹ và 20.000 trường hợp kê khai nhưng chưa được xác nhận.

 
 

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trao quà cho gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ, TNXP và hộ nghèo trên địa bàn huyện Can Lộc.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ các cấp bằng những hành động thiết thực của mình tiếp tục vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa để chăm lo cho các mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình người có công với cách mạng, gia đình chính sách, từ đó có thêm nguồn lực hỗ trợ các gia đình chính sách xây nhà, phát triển kinh tế, nâng cao trình độ học vấn, để mỗi gia đình người có công tiếp tục phát huy truyền thống, góp sức mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

“Với truyền thống cách mạng, mỗi gia đình người có công cần tiếp tục giáo dục con em trở thành những người công dân tốt, cùng chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng gia đình văn hoá”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhắn nhủ.

Tối cùng ngày, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đến dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ, TNXP và người dân tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) và dự Lễ kỷ niệm 51 năm chiến thắng Đồng Lộc. Tỉnh ủy, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện Chương trình nghệ thuật “Đồng Lộc - Những đóa hoa bất tử” để tưởng nhớ công ơn của 10 nữ TNXP và các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên chiến trường Đồng Lộc.

 

Hương Diệp
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top