Ngày 3/8, tại Hà Nội, PTT Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị về tổng kết thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Theo Phó Thủ tướng, trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động khai thác hải sản trên biển, hỗ trợ ngư dân bám biển… Việc khai thác hải sản không chỉ gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên trên biển mà còn gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hoạt động khai thác hải sản góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là ngư dân.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác còn nhỏ lẻ, không theo tổ chức quy củ, phần lớn ngư dân làm nghề truyền thống, nhận thức và việc tuân thủ pháp luật còn hạn chế.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc EC cảnh báo “thẻ vàng” có nguy cơ ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU và các thị trường khác, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân. Vì vậy, việc nhanh chóng có biện pháp để EC gỡ cảnh báo “thẻ vàng” là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp thiết mà Chính phủ yêu cầu các bộ, ban, ngành, địa phương phải tập trung triển khai trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu trước mắt phải triển khai hiệu quả các khuyến nghị để EC gỡ cảnh báo “thẻ vàng”, đồng thời phải hướng tới mục tiêu lâu dài là chấn chỉnh hoạt động khai thác hải sản để phát triển bền vững, trong đó có yêu cầu tuân thủ nghiêm túc các quy định về khai thác hải sản của quốc tế.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành Trung ương, UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển phải quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về IUU.
Cụ thể, Bộ NN&PTNT tập trung tham mưu, sớm trình Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống đánh bắt bất hợp pháp để tập trung chỉ đạo, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Tập trung hoàn thiện pháp luật liên quan đến thủy sản nói chung và các quy định về đánh bắt hải sản nói riêng. Xây dựng, ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện Hiệp định Biện pháp quốc gia có cảng mà Việt Nam vừa gia nhập, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả…
Sớm hoàn thành việc gia nhập Hiệp định Đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT xây dựng cơ chế kiểm soát tàu và hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam bảo đảm thực hiện các quy định về biện pháp quốc gia có cảng.
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, bảo đảm ngư dân, cán bộ, các tổ chức cá nhân có liên quan hoạt động thủy sản phải có đầy đủ thông tin về việc cảnh báo thẻ vàng của EC; tuyên truyền cho ngư dân, các tổ chức cá nhân liên quan hiểu rõ về việc cảnh báo thẻ vàng; chủ trì xây dựng tài liệu hướng dẫn chủ tàu, ngư dân trong việc kê khai thông tin cần thiết về nguồn gốc đánh bắt… phục vụ công tác giám sát, bảo đảm dễ hiểu, dễ kê khai…
Các Bộ: Quốc phòng, Công an kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền làm nghề thủy sản khi xuất, nhập bến; kiên quyết không cho ra khơi khi chưa đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị theo quy định. Xử lý nghiêm theo quy định các tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; trong đó chú trọng phát hiện, đề xuất xử lý nghiêm các hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân vi phạm.
Tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, trong đó tập trung tại các khu vực chồng lấn, tranh chấp giữa Việt Nam và các nước để kịp thời phát hiện; xử lý tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam cũng như ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài; hỗ trợ kịp thời tàu cá và ngư dân ta khi gặp sự cố, bị nước ngoài bắt giữ trái phép.
Bộ Ngoại giao tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo hộ ngư dân, phối hợp với Bộ Quốc phòng cung cấp bằng chứng về việc các nước trong khu vực bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, vùng biển chưa phân định, vùng chồng lấn giữa hai nước…
Bộ Công Thương tham mưu các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu hải sản; cùng các bộ phối hợp, có thông tin với các tổ chức, đối tác thương mại quốc tế hiểu rõ hơn về những nỗ lực, cố gắng của Việt Nam; tham mưu hoạch định các giải pháp, biện pháp để ứng phó với những rào cản thương mại, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam.
Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất của Bộ NN&PTNT về việc tiếp tục bố trí kinh phí duy trì hệ thống giám sát Movimar thực hiện năm 2019 - 2020 (cho khối tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên theo khuyến nghị của EC); đề xuất giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng, chống khai thác IUU của Việt Nam tại các nước cũng như trong nước. Một mặt, thông tin để người dân biết về các quy định đánh bắt thuỷ sản quốc tế; phát hiện, cảnh báo những trường hợp cố tình vi phạm nhưng đồng thời cũng giới thiệu những tấm gương tốt, cách làm hay của các bộ, ngành, địa phương và ngư dân.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu không ngăn chặn được tình trạng vi phạm tại địa phương".
UBND các tỉnh, thành phố ven biển triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài, trong đó tập trung xử lý nghiêm đối với tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; xác định, nắm chắc những tàu cá có khả năng tham gia vào hoạt động khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài để kiểm soát chặt chẽ nhóm tàu này.
Tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất bến và kiểm soát tàu cá tại cảng; kiểm soát sản lượng thủy sản cập bến theo quy định; thực hiện nghiêm công tác ghi nhật ký khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm tàu cá đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhưng không mở máy khi hoạt động khai thác…
Bên cạnh những nhiệm vụ cấp bách nêu trên, Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế mà ngành thủy sản có vai trò quan trọng. Trong đó phải tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ để phát triển kinh tế ven biển gắn với đào tạo nghề cho người dân vùng ven biển để chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người dân, từ đó giảm áp lực cho việc khai thác hải sản./.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.