Cuối tháng 9 vừa qua, Ban Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam đã tổ chức Hội nghị mở rộng (mời thêm lãnh đạo Hội Làm vườn các địa phương có phong trào Hội và kinh tế VAC mạnh đại diện cho các vùng, miền của đất nước - NV).
Khai mạc Hội nghị, GS – TS Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, nêu rõ: Năm 2020, Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ VII. Sau hơn 30 năm hoạt động, Hội Làm vườn Việt Nam đã cùng hội viên đóng góp không nhỏ vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo dinh dưỡng, tăng thêm thu nhập của Đảng, Nhà nước.
Nâng tầm mục tiêu
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, như: tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi căn bản (tỷ lệ đói nghèo từ 56% những năm 1986 giảm còn khoảng 5% hiện nay); kinh tế nông nghiệp đã có chuyển biến căn bản (chuyển từ quy mô nhỏ, chất lượng thấp, hàm lượng khoa học thấp lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, truy xuất nguồn gốc xuất xứ); và trên cơ sở đổi mới mô hình tổ chức, quản lý các tổ chức hội xã hội nghề nghiệp của Đảng và Chính phủ nên việc chuyển đổi mô hình tổ chức, hoạt động và quản lý của Hội Làm vườn Việt Nam thời gian tới nhằm phù hợp với các thay đổi trên là tất yếu.
Theo GS-TS Ngô Thế Dân, mục tiêu tổng quát giai đoạn 2020 - 2025 là phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng (VAC) trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình nhằm không chỉ tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa và xã hội, bảo vệ môi trường cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xanh - sạch - đẹp mà còn nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế sản xuất rau - quả - hoa phục vụ xuất khẩu, tạo sự chuyển dịch trong sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Mô hình nuôi gà quy mô lớn tại xã Nguyệt Đức (Thuận Thành - Bắc Ninh). Ảnh: Thanh Thương.
Từ mục tiêu tổng quát, theo GS-TS Ngô Thế Dân, hoạt động của Hội tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể: Vận động phong trào làm VAC theo hướng nông nghiệp hữu cơ kết nối sản xuất với thị trường, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và phát triển bền vững (hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình Vườn hữu cơ, Vườn mẫu, Vườn đô thị, Trang trại VAC 4.0); Hỗ trợ, thúc đẩy mối liên kết giữa người làm VAC với hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp, xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi sản phẩm; Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận kinh tế VAC trong điều kiện mới; Tăng cường sự phối hợp, hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế, trong đó chú trọng việc chủ động chia sẻ kinh nghiệm phát triển nghề vườn, kinh tế VAC của Việt Nam với bạn bè quốc tế thông qua nhiều hình thức.
Những ý kiến tâm huyết
Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu thống nhất với nhận định của GS-TS Ngô Thế Dân về việc phải sớm thay đổi mô hình tổ chức, hoạt động và quản lý của Hội để phù hợp với những thay đổi về mục tiêu cũng như chính sách của Đảng, Nhà nước. Hội phải đổi mới để tiếp tục nâng tầm phong trào kinh tế vườn (VAC).
Thứ hai, các ý kiến cũng thống nhất, hoạt động Hội trong giai đoạn hiện nay cũng như trong giai đoạn mới là sự hợp tác, liên kết của Hội Làm vườn Việt Nam với Hội Làm vườn các địa phương trên cơ sở chung mục đích chứ không phải cấp trên cấp dưới.
Thứ ba, tuy không phải cấp trên cấp dưới nhưng Hội Làm vườn Việt Nam và Hội Làm vườn các địa phương cần hợp tác, liên kết xây dựng chương trình hành động phù hợp với kế hoạch hội nhập, kết nối thị trường theo chuỗi giá trị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ tư, Hội Làm vườn Việt Nam và Hội Làm vườn các địa phương cần phối hợp để làm rõ yêu cầu nội tại của kinh tế Vườn, hoạt động Hội và hội viên.
Thứ năm, để tự chủ hoạt động, Hội phải có quỹ. Để gây quỹ, Hội cần mở rộng hoạt động, mở rộng liên kết, hợp tác trong gắn nghề vườn, kinh tế VAC với du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch học nghề…
Thứ sáu, Hội Làm vườn Việt Nam cũng như Hội Làm vườn các địa phương cần chú trọng vận động, kết nạp hội viên là các tổ chức thành viên (các tổ chức, đơn vị hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, sản xuất kinh doanh,… có tư cách pháp nhân). Làm tốt việc này, vừa nâng cao chất lượng hoạt động Hội, vừa có thêm kinh phí để mở rộng hoạt động.
Thứ bảy, các ý kiến tham luận thống nhất, đã là hội viên, dù là hội viên cá nhân, hội thành viên (Hội Làm vườn các địa phương), tổ chức thành viên đều phải đóng tiền nhập Hội và hội phí. Tuy nhiên, nên xây dựng mức đóng, phương thức đóng sao cho phù hợp và gắn mức đóng với quyền, lợi ích của hội viên.
Thứ tám, trong hoạt động, Hội Làm vườn Việt Nam cũng như Hội Làm vườn các địa phương cần đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, phản biện thuộc lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật…
Tại hội nghị, các đại biểu còn trao đổi, tranh luận sôi nổi nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi về tổ chức, phương thức hoạt động, nội dung hoạt động, mối quan hệ trong hoạt động được đặt ra.
Đổi mới để phát triển
Kết luận Hội nghị, GS-TS Ngô Thế Dân nhấn mạnh: Đại hội không có nghĩa chỉ là hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác mà sau mỗi kỳ đại hội, Hội phải phát triển lên một tầm mới. Do đó, mọi ý kiến đóng góp của các đồng chí sẽ được tổng hợp, gửi đến Hội Làm vườn các địa phương để tiếp tục xin ý kiến.
Tuy nhiên, phải khẳng định rằng: Thứ nhất, muốn Hội Làm vườn và Kinh tế Vườn phát triển thì phải đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động.
Thứ hai, để đảm bảo đại hội đem lại giá trị mới, đề nghị Hội Làm vườn các địa phương, Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục tuyên truyền nội dung đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động và quản lý của Hội giai đoạn 2020-2025; nhất là ý kiến góp ý của cán bộ, hội viên về vấn đề này.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…