Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 6 năm 2021 | 9:26

Tìm mọi cách để tiêu thụ sản phẩm nông sản

Với lợi thế của mạng xã hội hiện nay, rất nhiều người nông dân đã lựa chọn để tiêu thụ sản phẩm nông sản, bằng cách đăng tải sản phẩm của mình trên tranh facebook cá nhân để bán hàng online.

Điều này không những làm giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra mà còn giới thiệu sản phẩm đến cho nhiều người.
 
Dịch bệnh làm nông dân khó tiêu thụ được sản phẩm
 
Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, rất nhiều ngành kinh tế trên cả nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó sản phẩm nông nghiệp cũng không nằm ngoài thiệt hại đó.
 
Việc thực hiện các Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch COVID-19,  phần nào đã làm giảm sự kết nối giao thương, luân chuyển hàng hóa đi các địa phương không có dịch, gây không ít thiệt hại cho bà con nông dân.
 
bna_ga_29094147_1062021.jpg
Ông Lê Xuân Bích, chủ trại gà ở xã Diễn Trung lo lắng vì gần 2.000 con gà thịt đến kỳ xuất chuồng nhưng không tiêu thụ được. Ảnh: Xuân Hoàng

 

 
Đơn cử như hiện nay đang có trên 4 vạn con gà  thịt VietGAP ở Diễn Châu chưa tiêu thụ được vì dịch Covid-19, người chăn nuôi ở đây đang đứng trước tình cảnh càng nuôi càng lỗ vốn.
 
Gia đình ông Lê Xuân Bích ở xóm 4, xã Diễn Trung (Diễn Châu) có hệ thống chuồng trại quy mô nuôi 7.000 con gà thịt/lứa. Tuy nhiên, hiện nay gia đình ông gặp bế tắc do gần 2.000 con gà thịt đã đến kỳ xuất chuồng nhưng không thể bán được, vì không có thương lái đến, dù giá giảm tận đáy.
 
Không chỉ riêng gia đình nhà ông Bích, rất nhiều gia đình chăn nuôi gà VietGAP ở đây đều nằm trong tình cảnh tương tự, khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Nhất là khi Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo đóng cửa các nhà hàng, quán ăn tại TP Vinh và một số địa bàn khác, dẫn đến tình trạng gà chăn nuôi đã đến thời điểm xuất chuồng, không tiêu thụ được do cửa hàng ăn, uống phải đóng cửa.
 
Ông Đậu Ngọc Hòa - Giám đốc HTX chăn nuôi gà VietGAP Diễn Trung không khỏi sốt ruột, cho biết: Trên địa bàn xã hiện có hơn 40 trại nuôi gà thịt. Sản phẩm gà thịt ở đây thường xuất bán tại các thành phố từ Nghệ An vào Quảng Trị. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến lượng gà thịt của HTX bị tồn đọng khá nhiều. Thống kê đến ngày 9/6 cho thấy, HTX còn trên 4 vạn con gà thịt đã đến kỳ xuất chuồng chưa thể tiêu thụ được, dù giá đã giảm từ 55.000 đồng/kg xuống còn 40.000 - 45.000 đồng/kg.
 
Đây chỉ là con số rất nhỏ sản phẩm nông sản bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 được chúng tôi nêu ra trong bài viết này, còn rất nhiều những sản phẩm nông sản khác đã đến kỳ thu hoạch nhưng cũng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng và thiệt hại rất lớn đến kinh tế của bà con nông dân.
 
Tìm nhiều biện pháp để bán hàng
 
Do dịch bệnh bùng phát trở lại khiến nhiều nông dân trồng dưa và các loại rau, củ, quả ở một số địa phương Nghi Xuân, Can Lộc (Hà Tĩnh) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nỗ lực tìm được cách tiêu thụ nông sản hợp lý.
 
Nếu như vào những năm trước khi chưa bùng phát dịch bệnh, thời điểm này bà con nông dân vùng trồng dưa ở đây đang hối hả thu hoạch dưa để bán cho thương lái đến mua hàng. Nhưng thời điểm này, cánh đồng dưa ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân) nhiều ngày qua trở nên vắng vẻ.
154d6002808t65081l0.jpg
Ruộng dưa lê vừa bước vào kỳ thu hoạch của chị Nguyễn Thị Hoa (thôn 8, xã Xuân Hồng, Nghi Xuân)
 
Chị Nguyễn Thị Hoa (thôn 8, xã Xuân Hồng) cho biết: “Đợt này, gia đình tôi có 5 sào dưa lê vừa vào vụ thu hoạch nhưng dịch bệnh bùng phát khiến thương lái ở Hà Nội hay Nghệ An không đến được. Việc tiêu thụ dưa trở nên vất vả hơn”.
 
Mỗi ngày, vợ chồng chị Hoa thu hoạch được khoảng 1-2 tạ dưa. Không nhập được cho thương lái, chị Hoa tìm giải pháp bán cho một số chị em trong làng đưa đến các chợ quanh vùng bán lẻ.
 
Để tự “giải cứu” nông sản cho mình, chị Nguyễn Thị Hoa cũng nhờ một số bạn bè giới thiệu và bán hộ trên facebook. Với biện pháp này sản phẩm dưa lê của gia đình chị cũng tiêu thụ tương đối khá.
 
Còn Anh Phan Văn Đức (một chủ hộ làm vườn ở thôn Hồng Lĩnh) chia sẻ: “Thương lái không đến được, chúng tôi tự mang rau quả của mình đến nhập tại các chợ đầu mối ở TX Hồng Lĩnh, thị trấn Đức Thọ, Hương Sơn... Dù vất vả, giá cả cũng thấp hơn nhưng trong tình trạng dịch bệnh phức tạp thế này, tôi nghĩ bán được là may mắn lắm rồi".
 
Để đảm bảo an toàn trong phòng dịch, ngoài các biện pháp 5K, anh Đức cũng thường chọn thời gian đi giao hàng vào lúc sáng sớm và đi nhanh về nhanh, hạn chế tiếp xúc với nhiều người.
 
“Chạy chợ” đưa nông sản của mình tới các địa phương trong tỉnh tiêu thụ cũng là cách nhiều hộ gia đình sản xuất rau, củ, quả ở nhiều địa phương thực hiện trong thời gian này. Bên cạnh đó, nông dân nhiều vùng vẫn tiếp tục gieo trồng và chăm sóc các loại hoa màu mới.
 
Ông Nguyễn Văn Tân - cán bộ phụ trách nông nghiệp và môi trường xã Xuân Hồng cho biết: “Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, việc khuyến khích các hộ trồng dưa phân phối nông sản qua tiểu thương bán lẻ ở các chợ địa phương, bán online trên mạng xã hội, cùng kết nối với các đầu mối tiểu thương ngoại tỉnh được xem là giải pháp phù hợp để giúp bà con vừa yên tâm sản xuất, vừa đảm bảo yếu tố phòng dịch an toàn”.
 
Trong thời điểm diễn ra dịch bệnh, nhiều địa phương phải thực hiện việc giãn cách xã hội để bảo đảm an toàn cho công tác phòng chống dịch. Cũng chính thời gian này nhiều người đã tìm ra cho mình một phươnhg pháp tiêu thụ hàng hóa hiệu quả nhất. Việc sử dụng bán hàng qua kênh thương mại điện tử đến nay không phải là mới, nhưng lại rất hiệu quả cho người nông dân trong luvs này, nếu như trên trang Facebook của mình có nhiều người kết bạn. Hy vọng, với biện pháp này, rất nhiều người nông dân sẽ thoát khỏi cảnh thiệt hại khi sản phẩm nông sản không tiêu thụ được.
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top