Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 5 năm 2020 | 19:29

Tin ATTP: Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm quảng cáo TPCN lừa dối người tiêu dùng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Y tế; Bộ Thông tin và Truyền thông truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ quảng cáo sai sự thật.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan có giải pháp phù hợp, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
 
 
img3290-1590220288182636839662.jpgThủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xử lý nghiêm về quảng cáo TPCN
 
 
Trước đó, ngày 13/4, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 17/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới.
 
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý ATTP; tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATTP, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
 
Theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết thời gian qua Cục ATTP cũng như các cơ quan chức năng liên quan đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt xử lý các đơn vị sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng, lợi dụng hình ảnh cá nhân, tổ chức có uy tín để mượn danh quảng cáo, quảng cáo khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép... vẫn rất phổ biến.
 
lãnh-đạo-bộ-y-tế-kiểm-tra-thị-trường-thực-phẩm.jpg
Lãnh đạo Bộ Y tế kiểm tra thực phẩm 

 

 
Các sai phạm đó là quảng cáo khi chưa có sự thẩm định của cơ quan y tế, quảng cáo không đúng với nội dung đã được thẩm định, quảng cáo "thổi phồng" công dụng của sản phẩm, sử dụng hình ảnh của bác sĩ, cơ sở, đơn vị y tế để quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm là thuốc chữa bệnh, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng...
 
Tình trạng bán thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, facebook, tư vấn trực tiếp cho người dùng qua điện thoại, không công khai nơi trưng bày, giao hàng với số lượng ít theo đơn đặt hàng qua điện thoại gây khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý.
 
Cục ATTP sẽ tăng cường thanh tra, hậu kiểm, kịp thời phát hiện những vi phạm để xử lý theo quy định, đồng thời công khai những trang web quảng cáo sai sự thật về sản phẩm để người tiêu dùng biết.
 
Hà Nội: Thu giữ hơn 1,2 tấn nguyên liệu trà sữa, trà chanh
 
Lực lượng chức năng đa thu giữ 1,2 tấn nguyên liệu trà sữa, trà chanh  tại một kho hàng ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điều đáng nói là toàn bộ số hàng ngày này đều không có giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ.
 
Vụ việc được Đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội và Đội 4 Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP Hà Nội thực hiện ngày 20/5/2020.
 
lực-lwpngj-chức-năng-thu-giữ-trà-sữa.jpg
Lực lượng chức năng thu giữ nguyên liệu trà sữa, trà chanh

 

Theo đó lực lượng chức năng thu giữ hơn 1,2 tấn nguyên liệu là hàng chục loại trà, bột trà khác nhau như: siro, nước hoa quả, bột trà xanh, trà sữa... do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn chứng từ, không được kiểm định chất lượng.
 
Đặc biệt nơi lưu trữ số lượng nguyên liệu này rất ẩm thấp, không đảm bảo điều kiện theo quy định. Thậm chí, nhà vệ sinh cũng được trưng dụng làm nơi cất giữ nguyên liệu dùng để pha chế trà sữa.
 
Trước đó lực lượng chức năng đã bắt giữ rất nhiều vụ nguyên liệu trà sữa trôi nổi, không đủ điều kiện về an toàn thực phẩm phân phối tới nhiều hệ thống trà sữa có thương hiệu lớn ở Hà Nội.
 
Hiện nay đang là mùa hè, thời tiết nắng nóng làm cho nhu cầu giải khát của mọi người tăng rất cao, những sản phẩm giải khát như trà tranh, trà sữa chân châu…được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, nguyên liệu được các cơ sở kinh doanh các loại trà sữa, trà chanh nhập từ nước ngoài nhưng lại không rõ nguồn gốc xuất xứ rất lớn, với giá thành rất rẻ và lợi nhuận cao đã làm cho các cơ sở kinh doanh này bất chấp các quy định của pháp luật. Vì vậy rất cần phải có biện pháp mạnh để ngăn chặn hiện tượng này.
 
Cẩn trọng với thông tin quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe RES-1000 trên một số website
 
Trong thời gian vừa qua trên website sau:
https://itppharma.com/tokyo-res-1000/; https://thuoctot24h.com/tokyo-supplement-res1000-tang-suc-de-khang-nhat-ban.html;
https://tiki.vn/thuc-pham-danh-cho-nguoi-lon-tokyo-res-1000-p40744270.html; https://tokyores1000.com/tokyo-res-1000-la-gi-gia-bao-nhieu-mua-o-dau
 
có nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000 không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng,vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
 
Sản phẩm này do Công ty TNHH Y tế Minh Ngọc (Địa chỉ:DV22-LK259 Khu đất dịch vụ Hòa Bình, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
 
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm nêu trên. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/.
 
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
 
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mr Sun đang được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo
 
Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên trang mạng: https://flashsale.mrsun.vn đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mr Sun có nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm, sử dụng hình ảnh, uy tín của nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
 
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty TNHH Pimoom Quốc tế (địa chỉ: thôn Phú Thụy, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm. Quá trình hậu kiểm, Công ty TNHH Pimoom Quốc tế không thừa nhận website nêu trên của Công ty TNHH Pimoom Quốc tế, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mr Sun trên trang mạng nêu trên.
 
Cục An toàn thực phẩm khẳng định nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mr Sun đang được quảng cáo vi phạm trên website nêu trên không đúng với nội dung đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận. Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, trong thời gian Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mr Sun quảng cáo trên trang website/internet nêu trên.
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top