Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 4 tháng 3 năm 2020 | 9:22

Tin ĐBSCL: Giá nước ngọt lên tới 150.000 đồng/m3

Để cứu nguy cho vườn cây ăn quả, hoa kiểng, cây giống đang bị hạn, mặn nhiều nhà vườn ở Tiền Giang và Bến Tre đã thuê ghe gỗ, sà lan, hay các phương tiện khác chở nước về tưới để giảm thiệt hại với giá cao.

nhiều-vườn-cây-sầu-riêng-ở-tỉnh-tiền-giang-đang-bị-khô-héo-rất-cần-nguồn-nước-ngọt-vov.jpg
Nhiều vườn cây sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang đang bị khô héo rất cần nguồn nước ngọt (Ảnh: vov.vn)

 

Do nhu cầu nước ngọt lớn nên giá bán đã tăng cao, dịch vụ vận chuyển nước cũng tăng theo. Cụ thể, sà lan, ghe gỗ chở nước từ khu vực thượng nguồn của sông Tiền về cung ứng cho vườn ở huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre với giá từ 100.000 - 150.000 đồng/m3 (tùy xa gần).

Riêng tại khu vực trồng sầu riêng tại các xã ven sông Tiền của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhà vườn cũng trả phí nước ngọt cho các chủ sà lan đến trên 50.000 đồng/m3. Các phương tiện chở nước ngọt, như: xe bồn, xe thùng thì cước phí tăng gấp đôi.

Dù biết giá nước ngọt quá cao nhưng do nhu cầu cưu vườn nên nhà vườn phải chấp nhận. Do lợi nhuận cao nên nhiều phương tiện sà lan bơm hút cát trước đây đã chuyển qua vận chuyển nước đi bán.

Ông Đặng Văn Lâm, Chủ tịch UBND xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, sà lan chở nước ngọt đến bán cho vườn cây sầu riêng rất hiệu quả nhưng không đủ phương tiện. Xã chỉ có 4 chiếc sà lan từ 70-150m3/chiếc nên không đủ đáp ứng cho người dân bơm nước Những vườn cây không tiếp cận được nguồn nước này đang bị khô héo và chết trắng.

Hơn 26.000 ha rừng ở Cà Mau nguy cơ cháy cao

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau đã có hơn 60% diện tích rừng tương đương với hơn 26.400 ha dự báo cháy cấp năm (cấp cực kỳ nguy hiểm). Đây là cấp cảnh báo cháy cao nhất trong thang cảnh báo cháy rừng, nguy cơ xảy ra cháy rừng bất cứ lúc nào.

 

dac1059dab66c4adc571c5a7cdd7eddf.jpg
 Hơn 26.400 ha rừng ở Cà Mau dự báo cháy cấp năm (cấp cực kỳ nguy hiểm).

 

So với gần hai tuần trước đây, diện tích báo cháy cấp năm tăng lên gần gấp đôi. Trong khi đó, hơn 7.700 ha dự báo cháy cấp bốn (cấp nguy hiểm) hiện đang ngấp nghé gia tăng cấp độ báo cháy.

Tại Vườn Quốc gia U Minh hạ, nơi có hơn 8.000 ha rừng đang được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt, hiện đã có hơn 420 ha chuyển sang cảnh báo cháy cấp năm, hơn 1.300 ha đang dự báo cháy cấp bốn nhiều khả năng cũng tăng cấp.

Theo ông Huynh Minh Nguyên, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh hạ, tình hình nắng gay gắt tiếp tục kéo dài theo chiều hướng cực đoan. Khi đó, kênh rạch cạn nước sẽ gây nguy cơ thiếu nước chữa cháy nếu có cháy lớn. Hiện mực nước dưới các tuyến kênh trong rừng thấp hơn cùng kỳ các năm trước từ 0,5 đến 0,8m.

Cà Mau có hơn 43 nghìn ha rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mặt công tác PCCC rừng mùa khô theo phương châm “bốn tại chỗ”, phòng tình huống bất ngờ xảy ra để ứng phó kịp thời.

Kiên Giang cháy hơn 50 ha rừng tràm

Mới đây, tại ấp Tân Khánh, xã Tân Khánh Hòa (Giang Thành, Kiên Giang) xảy ra một vụ cháy rừng tràm. Do có nhiều cỏ, bụi cây khô và thảm phủ bì dày cùng với thời tiết hanh khô, gió thổi mạnh khiến đám cháy lan ra rất nhanh. Sau khi xảy ra cháy, Kiên Giang đã huy động các lực lượng chức năng và bà con nhân dân trên địa bàn tham gia chữa cháy.

 

một-số-hình-ảnh-cán-bộ-chiến-sỹ-tiểu-đoàn-bộ-binh-519-chữa-cháy-rừng-tràm-ở-giang-thành-vov.jpg
Cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn bộ binh 519 chữa cháy rừng tràm ở Giang Thành (Ảnh: vov.vn).

 

Sau gần 3 giờ đồng hồ dập lửa, đám cháy đã được không chế nhưng đã thiêu rụi hơn 10ha rừng tràm do người dân trồng. Trước đó, cũng đã xảy ra một vụ cháy rừng tràm ở xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành gây thiệt hại hơn 43 ha, trong đó 13,3 ha bị cháy 100%.

Theo ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, đồng cỏ bàng Giang Thành là một trong những nơi rất nhạy cảm, dễ cháy. Nếu cháy ở đồng cỏ bàng thì sẽ cháy lan sang một số khu vực khác rất nhanh cho nên đối với ngành có chỉ đạo và các địa phương cần quan tâm đối với khu vực này, tăng cường công tác kiểm tra về phòng chống cháy rừng ở những nơi có khả năng dễ cháy để tập trung chỉ đạo khi cháy.

Vụ lúa đông xuân ở Tiền Giang được mùa, bán giá cao

Vụ lúa đông xuân chính vụ ở Tiền Giang năm nay người dân chủ động xuống lúa sớm nên diện tích lúa bị ảnh hưởng do hạn mặn không lớn nhưng năng suất khá cao, hiện đang bán được giá.

Tại các huyện phía Tây của tỉnh Tiền Giang như: Cái Bè, Cai Lậy, lúa đông xuân sớm đạt năng suất trên 8 tấn/ha. Riêng vùng dự án ngọt hóa Gò Công đạt trung bình từ 6 - 7 tấn/ha. Cá biệt, tại nhiều khu vực của Thị xã Gò Công và huyện Gò Công Tây năng suất lúa đạt đến 7,5 tấn/ha.

Không chỉ trúng mùa mà giá lúa đầu vụ cũng ở mức cao. Hiện, lúa tươi loại thường bán tại ruộng giá từ 5.000 - 5.300 đồng/kg, lúa chất lượng cao giá  từ 6.000 - 6.500 đồng/kg. Với giá lúa bán tại ruộng 5.000 đồng/kg người nông dân có lợi nhuận gần 20 triệu đồng/ha.

Theo ông Lê Văn Minh, chủ tịch UBND xã Phước Trung, (Gò Công Đông), hiện giá lúa trên địa bàn xã Phước Trung đã thu hoạch năng suất rất cao từ 6,5 - 7 tấn. Giá lúa khoảng 6.000 đồng/kg, với giá này nông dân đã có lãi.

Trong vụ đông xuân tỉnh Tiền Giang xuống giống gần 58.000ha. Diện tích đã thu hoạch khoảng 13.500ha, năng suất lúa đạt 7 tấn/ha.

Tại tỉnh Long An, nhờ vận động nông dân gieo sạ sớm để tránh hạn mặn vụ đông xuân 2019 - 2020 tỉnh này gieo trên 226.000ha, trong đó chỉ có dưới 1% ở vùng hạ bị ảnh hưởng hạn, mặn. Số còn lại đang thu hoạch, năng suất trung bình từ 6 - 6,5 tấn/ha lúa khô, lợi nhuận đạt khoảng 15 triệu đồng/ha.

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top