Việc bảo đảm ATTP quan trọng nhất là ngăn chặn sản phẩm, thực phẩm kém chất lượng. Vì thế, vấn đề cần quan tâm là: tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh; nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng.
Nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Đó là ý kiến nhấn mạnh của Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục ATVSTP tỉnh Hà Nam - Trần Quốc Trịnh. Theo ông Trịnh, thực hiện Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2020 với chủ đề “Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm”, Ban chỉ đạo (BCĐ) liên ngành về ATTP tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động; phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị trong phối hợp kiểm tra liên ngành về sản xuất, chế biến, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông và tiêu dùng; đồng thời, có những biện pháp phù hợp, kiên quyết để phòng, chống nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang lưu thông trên thị trường. Xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm ATTP.
Đồng thời, thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh về công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) để kiểm tra về công tác chỉ đạo của BCĐ liên ngành về ATTP các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Theo đó, các đoàn tập trung kiểm tra về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, giấy chứng nhận sức khỏe, tập huấn kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người lao động, hồ sơ tiêu chuẩn sản phẩm, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối với những sản phẩm phải công bố; kiểm tra nhãn sản phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn, nguồn gốc, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm…
Đối với UBND, BCĐ các huyện, thị xã, thành phố cũng chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tháng hành động phù hợp tình hình thực tế, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai hiệu quả các hoạt động trong tháng hành động trên địa bàn. Tăng cường thông tin tuyên truyền về ATTP, hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành thực hiện kiểm tra các cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý.
Ông Trịnh cho biết: Việc bảo đảm ATTP quan trọng nhất chính là ngăn chặn những sản phẩm, thực phẩm kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Chính vì thế, vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay là: tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng.
Tháng hành động vì ATTP là một trong những dịp cao điểm tăng cường công tác truyền thông về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm; tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, quảng cáo thực phẩm. Từ các biện pháp thiết thực được triển khai, nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật, hiểu biết của người quản lý, người tiêu dùng và người sản xuất, kinh doanh thực phẩm từng bước được nâng cao, góp phần ngăn ngừa các vi phạm về ATTP.
Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2020, các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành ATTP tuyến tỉnh đã kiểm tra được 59/226 cơ sở thực phẩm được phê duyệt, đạt 26,1%, trong đó có 50/59 cơ sở đạt yêu cầu, xử lý phạt tiền 28 triệu đồng/6 cơ sở. Lấy 126 mẫu xét nghiệm, trong đó 121 mẫu đạt, chiếm 96%. Tiếp tục thực hiện nhân rộng 3 mô hình điểm về ATTP bếp ăn tập thể trong trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Lục, Thanh Liêm và Kim Bảng. Bên cạnh đó, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 19 cơ sở; tập huấn kiến thức ATTP cho 213 người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Thanh Hóa: Chuyển đổi con nuôi sau “bão dịch”
Sau cơn “bão” của dịch bệnh tả lợn châu Phi và bệnh dịch cúm gia cầm H5N6, để chủ động kiểm soát dịch bệnh, cắt đứt mầm bệnh tái nhiễm trên địa bàn, đồng thời bảo đảm phát triển kinh tế cho các cơ sở, hộ chăn nuôi, thời gian qua, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương ở Thanh Hóa đã tập trung hướng dẫn, khuyến khích các cơ sở, hộ chăn nuôi tại các vùng bị dịch bệnh thực hiện chuyển đổi con nuôi. Theo đó, nhiều hộ chăn nuôi lợn đã chủ động chuyển đổi sang vật nuôi khác phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng.
Tháng 5/2019, dịch bệnh tả lợn châu Phi đã xảy ra trên đàn lợn của gia đình ông Lê Quốc Hinh, xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, buộc phải tiêu hủy toàn bộ, với hơn 30 con. Do đó, để khôi phục sản xuất, bảo đảm thu nhập, sau 30 ngày tiêu hủy đàn lợn, gia đình đã chủ động vệ sinh chuồng trại, thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và chuyển đổi sang nuôi gà thương phẩm và bò thịt. Sau gần 1 năm thực hiện chuyển đổi, đến nay, gia đình ông Hinh đã phát triển được đàn gà thương phẩm với quy mô gần 1.000 con và 5 con bò thịt.
Được biết, trong quá trình chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi, huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo các địa phương công bố hết dịch mà bảo đảm các điều kiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thực hiện hướng dẫn, khuyến khích các hộ chăn nuôi, nhất là những hộ có đàn lợn bị dịch bệnh thực hiện chuyển đổi sang các đối tượng con nuôi khác để cắt đứt mầm bệnh. Đối tượng con nuôi được khuyến cáo chuyển đổi trên địa bàn huyện thời gian qua, gồm: bò thịt, gia cầm, dê, thỏ. Hiện toàn huyện đã có gần 900 cơ sở, hộ chăn nuôi lợn thực hiện chuyển đổi sang đối tượng con nuôi khác, với tổng số chuyển đổi là 55.299 con. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân: Việc chuyển đổi con nuôi đã giúp nhiều hộ chăn nuôi khôi phục sản xuất, ổn định kinh tế.
Là địa phương bị ảnh hưởng cả dịch bệnh tả lợn châu Phi và cúm gia cầm H5N6, vì vậy, huyện Nông Cống xem việc lựa chọn con nuôi phù hợp để thực hiện chuyển đổi là giải pháp quan trọng, vừa kiểm soát, cắt đứt mầm bệnh, vừa giúp các hộ chăn nuôi nhanh chóng khôi phục sản xuất. Theo đó, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh chủ động thực hiện các biện pháp hướng dẫn, đôn đốc các hộ chăn nuôi lợn, thủy cầm chuyển đổi sang đối tượng chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, chuồng trại, cũng như nguồn thức ăn, như: bò, gà, dê và một số loại con nuôi đặc sản. Hiện, toàn huyện đã có gần 200 hộ chăn nuôi lợn chuyển đổi sang nuôi gà, bò, dê và một số con nuôi đặc sản.
Nói về hiệu quả sau khi được chính quyền địa phương khuyến cáo chuyển đổi con nuôi, ông Lê Văn Nghĩa, xã Trường Minh (Nông Cống), cho biết: Việc chuyển đổi từ chăn nuôi lợn sang nuôi dê trong 8 tháng qua bước đầu đã giúp gia đình thu về gần 100 triệu đồng từ việc xuất bán 40 con dê của lứa nuôi đầu tiên. Đây là một nguồn thu không nhỏ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay giúp ông có điều kiện trang trải cuộc sống, cũng như có nguồn vốn để khôi phục, duy trì sản xuất.
Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa: Đến tháng 5/2020, toàn tỉnh đã có 2.163 cơ sở chăn nuôi lợn chuyển đổi sang vật nuôi khác, với các đối tượng nuôi được chuyển đổi sang, gồm: gia cầm 437.867 con, 189 con trâu bò, dê 1.462 con và thỏ 2.500 con. Đa số các cơ sở thực hiện chuyển đổi đều là các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn đã từng bị hoặc thuộc vùng đã xảy ra dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Các cơ sở sau khi chuyển đổi đều tuân thủ nghiêm quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Việc chuyển đổi đã và đang góp phần quan trọng giúp các địa phương kiểm soát dịch bệnh; đồng thời, bảo đảm nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để chuyển đổi con nuôi đạt hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa khuyến cáo các địa phương cần tính toán để mở rộng quy mô đàn vật nuôi, bảo đảm việc tiêu thụ sản phẩm ổn định, tránh tình trạng khủng hoảng thừa.
Hải Dương: Thêm 8 vùng vải sớm được cấp chứng nhận VietGAP
Công ty CP Chứng nhận và Kiểm nghiệm FAO (TP Hồ Chí Minh) vừa cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 8 vùng vải sớm với diện tích gần 50 ha, tập trung ở xã Thanh Quang (Thanh Hà).
690 hộ tham gia sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP đã được cấp giấy chứng nhận đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Cán bộ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả vải. Chất lượng quả vải ở các vùng này hiện đã đủ điều kiện xuất khẩu.
Huyện Thanh Hà hiện có hơn 500ha vải đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều năm nay, huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng quy trình sản xuất VietGAP vào 100% diện tích vải.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.