Mặc dù lo ngại ảnh hưởng trước tác động của dịch Covid - 19, song các địa phương trồng vải nhận định, đây là năm xuất khẩu, tiêu thụ vải thuận lợi nhất từ trước đến nay.
Hưng Yên: Nâng cao giá trị quả vải
Huyện Phù Cừ (Hưng Yên) có khoảng 800ha vải; trong đó, hơn 100ha vải trứng trồng tập trung ở các xã Phan Sào Nam, xã Minh Tân, Đoàn Đào và thị trấn Trần Cao. Để nâng cao giá trị, bảo hộ cho quả vải trứng, năm 2019, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Vải trứng Hưng Yên”, Công ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ Việt là đơn vị thực hiện.
Ngày 5/5/2020, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Vải trứng Hưng Yên; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên là chủ sở hữu, đồng thời là cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận Vải trứng Hưng Yên; Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Quyết Tiến là đơn vị được quyền sử dụng mã số cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận Vải trứng Hưng Yên.
Khi vải trứng có nhãn hiệu và được quảng bá rộng rãi, hàng trăm tấn vải trứng của Phù Cừ được tiêu thụ hết với giá khá cao, gấp khoảng 1,5 lần so vụ vải năm trước. Ông Lê Văn Tiến, chủ vườn trồng vải trứng, thôn Ba Đông, xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ cho biết, quả vải trứng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu Vải trứng Hưng Yên, thương nhân về tận vườn đặt mua với giá cao khoảng 60 nghìn đồng/kg, nông dân rất phấn khởi; bởi, vải trứng “được mùa, được giá”.
Xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên là địa phương chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấy cây trồng, với khoảng 200ha lúa hiệu quả thấp được chuyển sang cây có múi có hiệu quả kinh tế cao; chủ yếu là cây cam, như: cam Vinh, cam đường canh, cam V2. Nông dân xã Đồng Thanh đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để quả cam có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể cam Đồng Thanh cho HTX rau quả và dịch vụ thương mại Đồng Thanh đã giúp sản phẩm cam của xã Đồng Thanh được nhiều người biết đến, tiêu thụ dễ dàng, được giá; một số doanh nghiệp đã đến HTX rau quả và dịch vụ thương mại Đồng Thanh ký hợp đồng mua cam với giá cao hơn thị trường 20% để đưa vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại.
Nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa, nhất là hàng nông sản trong nhiều năm qua, tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm triển khai các nhiệm vụ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu cộng đồng (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý).
Đến nay, tỉnh Hưng Yên đã có 19 sản phẩm hàng hóa, chủ yếu là nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu cộng đồng, bằng bảo hộ độc quyền: Nhãn lồng, Tương Bần, Quất cảnh Văn Giang, Chuối tiêu hồng Khoái Châu, Gà Đông Tảo, Vải lai chín sớm Phù Cừ, Mật ong hoa nhãn, Cam Quảng Châu, Cam Văn Giang, Nghệ Chí Tân - Khoái Châu, Cam Đồng Thanh, Vải trứng Hưng Yên, Hoa cây cảnh Xuân Quan, Nấm Nam Hàn - Phù Ủng. Các sản phẩm thuộc lĩnh vực chế biến, như; Rượu Lạc Đạo, Rượu Trương Xá. Sản phẩm từ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống lâu đời của địa phương, như; Chạm bạc Huệ Lai, Đúc đồng Lộng Thượng, Hương xạ thôn Cao.
Chủ sở hữu của các nhãn hiệu cộng đồng thường là tổ chức tập thể như hội, hiệp hội, hợp tác xã, làng nghề được giao quyền quản lý các nhãn hiệu đã xác định được quyền lợi, xây dựng hoàn thiện cơ chế hoạt động, bộ máy tổ chức chặt chẽ, chất lượng sản phẩm được nâng cao, ổn định hơn; sản phẩm được tuyên truyền, quảng bá rộng rãi với nhiều hình thức phong phú, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn, số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ tăng mạnh.
Ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ cho biết, Phan Sào Nam có hơn 78ha vải trứng; giữ gìn, phát huy nhãn hiệu Vải trứng Hưng Yên xã Phan Sào Nam sẽ khuyến khích nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc cây vải trứng, nhất là việc áp dụng quy trình VietGap trong sản xuất để cây vải trứng cho năng suất và chất lượng cao; đồng thời làm tốt công tác quản lý nhãn hiệu, quảng bá, kết nối cung cầu, và bảo tồn giống vải trứng Hưng Yên.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên, Trần Tùng Chuẩn cho biết, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nói chung, nông sản nói riêng. Người sản xuất sản phẩm đã được bảo hộ cần chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng hiệu quả logo, tem nhãn và các dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu trong sản xuất, kinh doanh, coi chúng như một phần giá trị của sản phẩm.
Tiếp tục khảo sát, đánh giá khả năng phát triển nhãn hiệu, thương hiệu một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là sản phẩm trong chương trình OCOP của tỉnh để có định hướng khai thác, phát triển phù hợp. Xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến cách thức quản lý trang trại, kỹ thuật nuôi trồng an toàn và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn VietGap và các tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm của nhà sản xuất, liên kết cách nhận biết sản phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm, tham gia chương trình chứng nhận theo tiêu chuẩn truy xuất sản phẩm.
Vĩnh Phúc: Công bố hết dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xảy ra trên địa bàn tỉnh từ ngày 27/3/2019 đến ngày 3/2/2020 tại 834 thôn, 130 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố trong tỉnh. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và đã tiêu hủy hơn 113.00 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy 7.561 tấn.
Với sự tập trung chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của UBND các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống, cùng với sự đồng thuận của nhân dân, đến ngày 31/3/2020, toàn bộ các xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thành phố đã công bố hết DTLCP theo quy định.
Tỉnh đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ đối với các hộ chăn nuôi lợn bị DTLCP theo quy định của Chính phủ, của tỉnh; đồng thời, thực hiện nhiều biện pháp và cơ chế, chính sách để khuyến khích việc tái đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học.
Các hoạt động phát triển chăn nuôi, mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn trở lại bình thường theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, Cục Thú y.
Tính đến thời điểm hiện tại, Vĩnh Phúc đã hết DTLCP trên địa bàn.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.