Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 1 tháng 6 năm 2020 | 8:49

Tin Ngư nghiệp: Ngư dân Quảng Ninh nợ quá hạn “tàu 67” trên 140 tỷ đồng

Nợ quá hạn tiền đóng tàu theo Nghị định 67/ NĐ-CP; tiếp sức cho ngành thuỷ sản; không có tàu cá vi phạm luật là tin nổi bật tuần qua.

Hiện, nhiều ngư dân Quảng Ninh còn nợ quá hạn tiền đóng tàu theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP để phát triển thủy sản, vươn khơi bám biển, trên 140 tỷ đồng

 

tau-991.jpg

Theo ông Phạm Văn Chiến (huyện Cô Tô), tàu của ông hoạt động bình thường, nhưng sản lượng thấp, trong khi chi phí cao. Ảnh: Việt Hoa

 

Theo đó, sau 6 năm triển khai, cùng với niềm hứng khởi khai thác trên những ngư trường mới, nhiều chủ tàu vẫn còn nỗi lo về các khoản nợ ngân hàng quá hạn… Đến nay, có 7 chủ tàu trả nợ không đúng hạn với tổng số tiền vay trên 104,2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Tuân (khu 3, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long) cho biết: Gia đình ông có tàu vỏ thép, công suất máy chính 818 CV. Tàu được đóng mới hoàn toàn, áp dụng mẫu tàu đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt.

Tuy nhiên, khi đưa tàu hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 5, 6, tàu thường xuyên bị mất thăng bằng. Trong 2 năm đầu làm ăn thuận lợi, gia đình trả nợ ngân hàng được 800 triệu đồng.

Từ năm thứ 3 trở về đây, việc đánh bắt khó khăn hơn; hiện gia đình còn nợ ngân hàng khoảng 13,4 tỷ đồng.

Một số chủ tàu khác cũng trong tình trạng trả nợ không đúng hạn, thậm chí, còn có nguy cơ bị phía ngân hàng khởi kiện. Ông Dương Văn Tập (khu 8, phường Phong Hải, TX Quảng Yên) chia sẻ: Tàu của ông là tàu vỏ thép, công suất 865CV.

Do quá trình lựa chọn cơ sở đóng tàu không đủ tiềm lực tài chính, nên chất lượng tàu cá chưa tốt, tàu bị hư hỏng, han rỉ, phải tốn nhiều chi phí sửa chữa.

Cơ sở đóng tàu bàn giao tàu chậm, kéo dài, nên gia đình ông phải trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng khi chưa có tàu đi sản xuất. Trong quá trình sử dụng, tàu thường xuyên bị mất thăng bằng, làm giảm hiệu quả chuyến đi biển.

Mặt khác, cuối năm 2019, do khó khăn về tài chính và chưa trả nợ đúng hạn nên gia đình ông bị ngân hàng khởi kiện.

Ông Tập vay ngân hàng gần 17 tỷ đồng để đóng mới tàu. Đến thời điểm này, ông đã trả nợ gốc 702,9 triệu đồng, lãi 163,2 triệu đồng; tổng dư nợ lên đến 18,6 tỷ đồng.

Khả năng trả nợ là rất khó khan, do hiệu quả sản xuất không cao. Ngân hàng không thể quản lý được dòng tiền, doanh thu của chủ tàu.

Khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng của các chủ tàu đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67 có nhiều nguyên nhân. Một phần do mẫu tàu thiết kế chưa phù hợp với điều kiện sản xuất, làm gián đoạn chuyến đi biển của ngư dân, làm tăng chi phí sửa chữa.

Bên cạnh đó, chi phí nhiên liệu, nước đá, nhân công... phục vụ cho sản xuất tăng cao, so với thời điểm lập phương án sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, nguồn lợi thuỷ sản xuất hiện không nhiều, sản lượng khai thác thấp, thời tiết không thuận lợi; mật độ tàu thuyền khai thác trên ngư trường cao...

Tỷ lệ hỗ trợ chi phí bảo hiểm thân tàu cho các chủ tàu giảm, từ 90% theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP xuống còn 50% theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP cũng là nguyên nhân gây ra khó khăn cho các chủ tàu, do tăng khoản tiền lớn nộp phí bảo hiểm, ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước.

Trước những khó khăn trên, Sở NN&PTNT đã yêu cầu các chủ tàu phối hợp chặt chẽ với ngân hàng cho vay, trong quản lý doanh thu, chi phí, có kế hoạch trả nợ ngân hàng rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế sản xuất.

Rà soát các tài sản, nguồn tiền hiện có, ưu tiên các nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng, tránh bị nợ quá hạn. Các ngân hàng thương mại cho vay vốn cần thống nhất với các chủ tàu phương án trả nợ cụ thể.

Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT: Tại các buổi làm việc giữa chủ tàu và ngân hàng, Sở yêu cầu Công ty Bảo hiểm Bảo Minh, định giá giá trị tàu cá mua bảo hiểm bằng đúng giá trị đầu tư của tàu cá đóng mới.

Xem xét bồi thường cho các chủ tàu cá mua bảo hiểm có tổn thất về trang thiết bị, ngư cụ khai thác, hư hỏng máy móc... khi hoạt động trên biển.

Về nội dung này, Sở đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị chỉ đạo Công ty Bảo hiểm Bảo Minh sửa đổi nội dung, quy tắc bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ... để bồi thường thiệt hại cho các chủ tàu mua bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra.

Hướng dẫn cụ thể về việc bàn giao tàu, giữa chủ tàu cũ và chủ tàu mới về giá trị tàu, tiền vay ngân hàng, nghĩa vụ của chủ tàu cũ và chủ tàu mớI, đối với khoản vay ngân hàng...

Đồng thời, đề nghị Bộ NN&PTNT tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh tăng tỷ lệ hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm từ 50% theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP lên 90% như Nghị định số 67/2014/NĐ-CP để giảm bớt khó khăn cho các chủ tàu.

Đặc biệt, đề nghị Ngân hàng Nhà nước tham mưu Chính phủ xem xét, có chính sách khoanh phần nợ lãi cho chủ tàu, để chủ tàu sớm trả nợ phần vốn vay quá hạn được hưởng lãi suất hỗ trợ theo quy định.

Cùng với đó, bổ sung trường hợp công ty đóng tàu không bàn giao tàu theo đúng thời hạn hợp đồng đóng tàu; tàu đóng mới không đảm bảo: chất lượng bị hư hỏng, không hoạt động khai thác thuỷ sản được do lỗi của công ty đóng tàu...

Quảng Ngãi: Cần được tiếp sức cho ngành thuỷ sản

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên hoạt động xuất khẩu thủy sản bị đình trệ, sức tiêu thụ chậm. Vì vậy, giá bán các loại hải sản giảm từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm trước, và trước khi có dịch Covid-19.

 

ca-666.jpg
Khai thác, thu mua hải sản đã nhộn nhịp trở lại, nhưng ngư dân vẫn gặp khó trong việc tìm nguồn vốn để phục vụ sản xuất.

 

Với những tàu hành nghề lưới kéo, hay câu cá ngừ đại dương, thì hiện giờ, ngư dân khá chật vật, vì sản lượng và giá bán giảm mạnh.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản hiện cũng gặp khó, do một số quốc gia là thị trường nhập khẩu thủy sản truyền thống vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại. Điều này khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống giảm. 

Hiện nay, DN và ngư dân đang thụ hưởng một số chính sách hỗ trợ của nhà nước, như: Miễn thuế, ưu đãi thuế, hỗ trợ chi phí nhiên liệu và vay vốn tín dụng, vốn lưu động ưu đãi...

Riêng những chủ tàu vay vốn đóng mới tàu cá theo Nghị định 67, đã được các ngân hàng hỗ trợ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01/2020 của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế, DN và ngư dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, vì các ngân hàng thương mại lo xảy ra rủi ro.

“Để có vốn phục vụ sản xuất, chúng tôi phải vay nóng với lãi suất cao, hoặc ứng tiền đầu nậu thì phải bán sản phẩm cho họ, với giá thấp hơn 2 - 3 giá.

Nếu phiên biển thuận lợi thì không sao, chứ lỡ rủi ro hoặc sản lượng thấp, mình lại thêm nợ”, ngư dân Lê Hai, phường Phổ Thạnh (TX. Đức Phổ), bộc bạch.

Chính vì vậy, để “tiếp sức” DN và ngư dân khôi phục và phát triển sản xuất, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành chuyên môn và chính quyền các cấp, cần kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là “nút thắt” trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

Từ thực tế trên, ngành thuỷ sản đã đề nghị bổ sung chủ tàu và ngư dân, đăng ký tạm dừng khai thác, hoặc bị ảnh hưởng do không đi khai thác, trong thời gian dịch Covid- 19, là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ.

Đồng thời, sớm phê duyệt và triển khai đề án nâng cao giá trị sản phẩm hải sản, và các giải pháp đồng bộ khác, đảm bảo ngành  khai thác thuỷ sản, tiếp tục duy trì ổn định, phát triển bền vững trong thời gian tới 

Bình Thuận: Không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Nhờ ngư trường khá thuận lợi và nguồn lợi hải đặc sản xuất hiện nhiều, nên tình hình đánh bắt xa bờ gần đây của các tàu cá Bình Thuận đã đi vào khai thác ổn định.

 

tau-ca-331.jpg

Các tàu cá trên địa bàn huyện đảo Phú Quý

 

Được biết, ngư trường hoạt động chủ yếu là tại vùng lộng và ven bờ trong tỉnh, và khu vực đảo Côn Sơn, Trường Sa hoặc Nhà giàn ĐK1, trong đó các tàu cá khai thác xa bờ (câu, rê khơi, mành chụp...) thường xuyên đánh bắt tại khu vực đảo Trường Sa, khu vực tiếp giáp các nước.

Kết quả ghi nhận trong tháng 5/2020, sản lượng thủy sản khai thác toàn tỉnh ước đạt hơn 17.960 tấn (tăng 3% so tháng cùng kỳ), tính chung từ đầu năm đến nay, ước đạt trên 73.815 tấn (tăng 0,7%).

Riêng khai thác biển trong 5 tháng qua của địa phương, ước đạt 73.567,6 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái…

Thời gian qua, công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, cũng được địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đến nay đã phát hiện hơn 30 vụ vi phạm.

Chủ yếu vi phạm về không đăng ký tàu cá, không có chứng chỉ thuyền trưởng, không thông báo trước khi cập cảng, không cập cảng cá chỉ định bốc dở sản phẩm, thuyền viên không có tên trong sổ danh bạ…

Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu của năm 2020, Bình Thuận không phát hiện có trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top