Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 11 năm 2019 | 16:59

Tin NN ĐBSH: Bảo đảm nguồn thực phẩm dịp cuối năm

Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Vì vậy, đây được xem là thời điểm vàng để các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đẩy mạnh sản xuất; đồng thời, xây dựng kế hoạch cung ứng và tiêu thụ hàng hóa.

rau.jpg
Người tiêu dùng mua thực phẩm tại siêu thị. (Ảnh: IT)

 

Thanh Hóa: Bảo đảm nguồn thực phẩm dịp cuối năm

Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Vì vậy, đây được xem là thời điểm vàng để các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đẩy mạnh sản xuất; đồng thời, xây dựng kế hoạch cung ứng và tiêu thụ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho khách hàng. 

Để chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng cung ứng trong dịp cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán Canh Tý sắp tới, ngay từ đầu tháng 10-2019, HTX dịch vụ chăn nuôi gà ta Thanh Hóa, xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn đã đưa vào chăn nuôi lứa gà mới tại trại nuôi chính và các trại chăn nuôi vệ tinh.

Thông qua việc khảo sát thị trường, HTX nhận định, năm nay, do ảnh hưởng bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi, nên nguồn thịt lợn cung ứng ra thị trường giảm mạnh, giá sẽ tăng cao, người tiêu dùng có thể lựa chọn thịt gà, thịt bò để thay thế cho thịt lợn. Đây là cơ hội để các cơ sở chăn nuôi gia cầm mở rộng quy mô, đẩy mạnh sản xuất. Do đó, năm nay HTX đã đầu tư tăng 20% tổng đàn gà so với mọi năm; đồng thời, đa dạng các chủng loại nuôi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng nhóm khách hàng. Với việc mở rộng quy mô sản xuất, HTX phấn đấu những tháng cuối năm sẽ xuất bán khoảng 25 đến 26 tấn gà thông qua chuỗi cửa hàng thực phẩm của Công ty Thực phẩm Green Farm Hà Nội và hệ thống cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Không những xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, HTX còn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm mang tới người tiêu dùng nguồn thực phẩm an toàn. Vì vậy, việc chăn nuôi của HTX được thực hiện theo quy trình khép kín từ khâu cung ứng giống đạt tiêu chuẩn, thức ăn chăn nuôi đúng chủng loại, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con nuôi; chuồng trại bảo đảm vệ sinh, khép kín; khâu kiểm soát dịch bệnh được thực hiện nghiêm ngặt thông qua việc tiêm đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh và được uống các loại vitamin để tăng sức đề kháng.

Ở HTX nông nghiệp Thọ Chung, xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân, lứa măng Bát Độ cuối cùng của vụ hè thu đã được HTX thu hoạch. Lượng măng thu hoạch được trong vụ hè thu được HTX chế biến thành 2 loại tươi và khô. Loại tươi thì được tiêu thụ trong ngày tại các điểm, cửa hàng thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Còn măng khô được đóng bao và bảo quản trong kho mát. Nhận định dịp cuối năm nhu cầu sử dụng các loại măng, nhất là măng khô sẽ tăng cao, nên HTX đã, đang trữ gần 1 tấn măng khô Bát Độ để cung ứng cho thị trường, nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán sắp tới.

Không chỉ các đơn vị sản xuất, mà các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm cũng đã xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp dựa trên cơ sở phân tích tình hình diễn biến của thị trường. Theo nhận định của các siêu thị, năm nay do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi, nên nhu cầu sử dụng thịt lợn tại hệ thống các siêu thị sẽ tăng cao hơn so với những năm trước. Vì vậy, các siêu thị đã đưa ra các giải pháp chuẩn bị và dự trữ nguồn thịt lợn để cung ứng cho người dân. Ngoài ra, các siêu thị còn đưa ra phương án, năm nay, có thể nhiều người dân sẽ có xu hướng sử dụng các thực phẩm khác, như: Gà, bò, cá thay thế cho thịt lợn. Do đó, các siêu thị cũng đã xây dựng phương án để sẵn sàng cung ứng đầy đủ các thực phẩm thay thế này.

 Hưng Yên: Tiêu chuẩn hóa 20 sản phẩm trồng trọt tham gia chương trình OCOP

Thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025 (Chương trình OCOP), năm 2019, tỉnh phấn đấu tiêu chuẩn hóa 20 sản phẩm trồng trọt tham gia chương trình OCOP, bao gồm: Nhãn lồng, vải lai chín sớm Phù Cừ, nghệ vàng, hoa, cây cảnh, quất cảnh, cây thế cảnh, cam, bưởi, hạt sen, ổi, lúa giống...

Theo đó, địa phương phấn đấu có 12/20 sản phẩm đạt 3 sao; sản phẩm đạt 4 sao có 6/20 sản phẩm; sản phẩm đạt 5 sao có 2/20 sản phẩm.

 

camm.jpg
Đảm bảo chất lượng và đầu ra cho sản phẩm cam tại Hưng Yên. (Ảnh minh họa)

 

Hà Nam: Liên kết với doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu: Hướng đi bền vững nâng cao thu nhập cho nông dân

Những năm qua, nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu đã thực hiện có hiệu quả việc liên kết sản xuất với người dân, từ đó hình thành những vùng nguyên liệu tập trung, tạo ra sự ổn định trong sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Doanh nghiệp tư nhân Huynh Tuấn, xã Chân Lý (Lý Nhân) chuyên chế biến rau, củ, quả xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước Đông Âu. Do vậy, nhu cầu nguyên liệu nông sản các loại phục vụ chế biến khá lớn. Chỉ tính riêng dưa chuột bao tử trong đợt sản xuất vụ đông cần khoảng 800 – 1.000 tấn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần lượng nguyên liệu không nhỏ như ớt, cà chua…

Ông Lương Văn Tuấn, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Huynh Tuấn cho biết: Phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cần lượng nguyên liệu nông sản lớn. Do đó đơn vị luôn hướng đến liên kết sản xuất với người dân để hình thành những vùng nguyên liệu tập trung.

 

dua.png
Chế biến dưa chuột xuất khẩu tại Doanh nghiệp tư nhân Huynh Tuấn.

 

Để xây dựng vùng nguyên liệu dưa chuột xuất khẩu, doanh nghiệp tư nhân Huynh Tuấn đã lựa chọn liên kết với nông dân các HTX của xã Chân Lý (HTX Chân Lý, Hồng Lý, Tân Lý) và xã Đạo Lý. Bình quân mỗi vụ, diện tích dưa chuột xuất khẩu được doanh nghiệp liên kết sản xuất từ 15 – 20 ha.

Nhằm giúp người dân duy trì và mở rộng diện tích sản xuất, doanh nghiệp đã hỗ trợ bằng cách ứng trước kinh phí đầu tư cho sản xuất. Với những vụ bị thiệt hại do thiên tai, doanh nghiệp đều có thêm nguồn hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất. Như trong vụ đông 2019 – 2020 này, để có được diện tích gieo trồng dưa chuột xuất khẩu 15 ha, doanh nghiệp Huynh Tuấn đã hỗ trợ ứng trước cho người trồng dưa bình quân 2,3 triệu đồng/sào, gồm: giống dưa tương đương 300 nghìn đồng và 2 triệu đồng mua phân bón, thuốc BVTV, cây que làm giàn…

Không những vậy, tại vùng trọng điểm trồng dưa chuột xuất khẩu ở HTX Chân Lý, doanh nghiệp đã hỗ trợ mỗi thôn 1 máy bơm điện dã chiến, trị giá 15 triệu đồng/máy phục vụ tưới, tiêu trong quá trình sản xuất.

Như vậy, qua hợp đồng liên kết sản xuất dưa chuột xuất khẩu, người dân gần như không phải bỏ vốn ban đầu. Trách nhiệm chính của từng hộ là sản xuất bảo đảm diện tích và năng suất cũng như tuân thủ hợp đồng nhập toàn bộ sản phẩm cho doanh nghiệp.

Có hợp đồng liên kết đã đem lại giá trị và thu nhập cao cho người dân tại vùng sản xuất nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Vụ xuân 2018, tại 2 xóm của HTX Chân Lý có 57 hộ sản xuất liên kết với doanh nghiệp trồng dưa chuột xuất khẩu đã thu được đến 2,3 tỷ đồng. Hộ thu cao nhất đạt hơn 100 triệu đồng. Nguồn thu cao tiếp tục được duy trì tại đây trong vụ đông 2018 và vụ xuân 2019 vừa qua. Xóm 2 là một trong những điển hình trong liên kết sản xuất trồng cây xuất khẩu. Theo người dân nơi đây, trồng dưa chuột xuất khẩu liên kết với doanh nghiệp đem lại nguồn thu nhập chính cho kinh tế gia đình.

Nhìn lại các vùng sản xuất cây xuất khẩu, nhất là với cây dưa chuột chủ lực đều chứng minh được hiệu quả. Với một sào dưa chuột xuất khẩu khi được ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp chế biến cho giá trị từ 7 – 9 triệu đồng, có những vụ thu cao đạt hơn 10 triệu đồng. Trừ chi phí sản xuất, đem lại lợi nhuận từ  6 – 7 triệu đồng/sào trong thời gian 3 tháng. Có hợp đồng liên kết, người dân có được đầu ra tiêu thụ sản phẩm ổn định với giá sàn, không lo mất giá khi thu hoạch và nếu giá thị trường lúc thu hoạch tăng, các doanh nghiệp cũng sẽ điều chỉnh tăng lên.

Theo ông Khuất Duy Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Hội Vũ (CCN Cầu Giát, Duy Tiên), để có đủ nguyên liệu cho chế biến, doanh nghiệp luôn đồng hành cùng người dân để cả 2 bên đều có lợi. Đặc biệt, trong điều kiện sản xuất khó khăn như hiện nay (về lao động, thời tiết…) doanh nghiệp luôn bám sát thực tế để có sự hỗ trợ kịp thời đối với người dân. Mỗi năm công ty  đều ký hợp đồng sản xuất nông sản cho chế biến, xuất khẩu các loại khoảng trên 50 ha tại Hà Nam.

Qua tìm hiểu được biết, diện tích sản xuất cây trồng phục vụ cho chế biến xuất khẩu mỗi năm trên địa bàn toàn tỉnh đạt trên 1.000 ha. Riêng cây dưa chuột xuất khẩu vụ đông hơn 700 ha. Những vùng trồng cây xuất khẩu liên kết với doanh nghiệp cho giá trị đạt từ 150 đến hơn 200 triệu đồng/ha/năm.

Thực tế tại những nơi thực hiện liên kết sản xuất các loại cây trồng xuất khẩu giữa người dân và doanh nghiệp đang mang lại kết quả thiết thực cho cả hai phía. Người nông dân không phải lo đầu ra cho sản phẩm với giá cả hợp lý nhất, còn doanh nghiệp yên tâm có đủ sản phẩm phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã và đang giúp sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân./.

 

 

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top