Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 9 năm 2020 | 16:41

Tin NN ĐBSH: Dự kiến hỗ trợ 5.000 con lợn nái hậu bị để tái đàn

Nhằm khôi phục sản xuất, chăn nuôi và tăng cường công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi, nhiều chính sách hỗ trợ và phát triển chăn nuôi an toàn được các địa phương triển khai.

1589786566000_a9065bc996b519a684702249751d0010.jpg
Ảnh minh họa.

 

Ninh Bình: Dự kiến hỗ trợ 5.000 con lợn nái hậu bị để tái đàn

Nhằm khôi phục sản xuất, chăn nuôi sau dịch tả lợn châu Phi, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 14 ngày 27/5/2020 quy định chính sách hỗ trợ tái đàn lợn. Theo đó, mức hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi là 2 triệu đồng/1con lợn nái giống hậu bị và tối đa không quá 200 triệu đồng/1 cơ sở chăn nuôi.

Đối tượng được hỗ trợ là các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đáp ứng đủ các tiêu chí vê kinh tế trang trại theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 3, Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2020 của Bộ NN&PTNT. Các hộ chăn nuôi phải có chuồng trại, thiết bị chăn nuôi phù hợp với chăn nuôi lợn, đảm bảo quy mô chăn nuôi tối thiểu được quy định tại điểm c khoản 2, Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ.

Các hộ chăn nuôi phải đầu tư tối thiểu 20 con lợn nái hậu bị nhập mới tính từ ngày 6/8 đến hết năm 2020. Đàn lợn hậu bị được nhập từ các cơ sở cung ứng giống đủ điều kiện theo quy định. Chất lượng giống khỏe mạnh, trọng lượng từ 80-110 kg/con, đủ tiêu chuẩn làm giống, có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, đủ hồ sơ, chứng từ mua bán giống hợp pháp.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Thông thường, trong một năm các trang trại chăn nuôi lợn phải loại bỏ, thay thế ít nhất khoảng 30% tổng đàn lợn nái. Tuy nhiên, giai đoạn từ đầu năm 2019 đến đầu năm 2020, do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên hoạt động thay thế đàn nái hầu như không được thực hiện.

Bước sang năm 2020, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nên các trang trại trên địa bàn tỉnh đã nhập mới được khoảng 3.500 con lơn nái hậu bị (tăng 30% so với năm 2019).

Dự kiến từ nay đến cuối năm, con số này sẽ tăng cao hơn nữa, do nhu cầu thị trường cũng như các chính sách hỗ trợ của tỉnh.

Về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 14 của HĐND tỉnh, đến nay đã có hơn 6.700 hộ chăn nuôi có nhu cầu, đăng ký để được hỗ trợ mua lợn nái hậu bị, nhưng qua rà soát chỉ có khoảng 4.300 hộ đạt các tiêu chuẩn. Theo kế hoạch, trong năm 2020 này sẽ có khoảng 5.000 con lợn nái được hỗ trợ.

Hưng Yên: Kiểm soát công tác tái đàn lợn và phát triển bền vững

Để tiếp tục chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn lợn, nhất là dịch tả lợn Châu Phi chưa có vắc xin và thuốc chữa, nâng cao hiệu quả, tính bền vững của ngành chăn nuôi lợn nói chung và công tác tăng đàn lợn nói riêng, thúc đẩy tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, bảo đảm an ninh thực phẩm, khắc phục biến động liên tục của giá thực phẩm nhất là giá lợn hơi, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 19/CT-CT UBND về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát công tác tái đàn lợn nhằm nâng cao hiệu quả và bảo đảm phát triển chăn nuôi lợn bền vững.

 

images1175434_dsc02008.jpg
Mô hình chăn nuôi của gia đình anh Đào Văn Thân, xã Tân Tiến (Văn Giang).

 

Theo đó, chú trọng kiện toàn, củng cố hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật Thú y, tăng cường năng lực hệ thống thú y bảo đảm thực thi nhiệm vụ và chủ động tham mưu với chính quyền cơ sở; chủ động tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý dịch bệnh động vật; tổ chức kiểm soát lợn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, vận chuyển, kiểm soát giết mổ lợn xử lý theo quy định.

Tiếp tục thực hiện việc tái đàn lợn tại các trang trại chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học theo đúng quy định và nội dung các Công văn của Bộ Nông nghiệp và PTNT số 1965/BNN-TY ngày 18.3.2020; số 519/SNN-CN ngày 18.6.2020 về việc tổ chức, hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học gắn với việc khai báo chăn nuôi với chính quyền cấp xã, tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và hạ giá thành chăn nuôi. Kiên quyết nghiêm cấm các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư tái đàn, tăng đàn lợn nhất là các hộ đã để xảy ra dịch tả lợn Châu Phi và không đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học.

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống tại địa phương tăng cường nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng và bảo đảm an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi để thực hiện việc tái đàn, tăng đàn lợn, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; tránh tình trạng găm lợn, đẩy giá tăng cao quá mức; bảo đảm hài hòa lợi ích của người chăn nuôi, nhà phân phối, cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng.

Triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi Vietgahp bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường giai đoạn 2020-2025, định hướng 2030. Tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 709/UBND-KT2 ngày 3/4/2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi theo phương châm “phòng dịch như chống dịch” vừa bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, kiên quyết không để xảy ra “dịch chồng dịch”.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc vụ thu – đông 2020, chú trọng tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm nhất là ở những ổ dịch cũ, những vùng nguy cơ cao, tuyên truyền, khuyến khích người chăn nuôi thường xuyên thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.

Hà Nội: Ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi nhờ chăn nuôi an toàn sinh học

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước xảy ra 1.008 ổ dịch tại 248 huyện thuộc 44 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 43.150 con, tổng trọng lượng khoảng 2.157 tấn. Hiện cả nước còn 195 xã thuộc 72 huyện của 23 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 21 ngày.

Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã tái phát và xảy ra nhỏ lẻ tại một số huyện như: Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Trì... Gần đây nhất là từ ngày 1/9 đến nay, trên địa bàn thành phố tiếp tục xảy ra ổ bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại 2 huyện Chương Mỹ và Đông Anh, làm chết và tiêu hủy hơn 60 con lợn, với trọng lượng hơn 1.500kg.

 

ha-noi-xu-phat-105-ho-chan-nuoi-lon-tai.jpg
Ảnh minh họa.

 

Tại hội thảo phổ biến kiến thức bệnh Dịch tả lợn châu Phi và các giải pháp phòng, chống do Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội phối hợp Hội Thú y Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức, các đại biểu đều cho rằng, để phát triển chăn nuôi và phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi hiệu quả trong thời gian tới, các địa phương cần tập trung chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, để tổng đàn lợn đạt 1,8 triệu con vào cuối năm 2020, đặc biệt là kiểm soát tốt bệnh Dịch tả lợn châu Phi, Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm quy mô lớn ngoài khu dân cư; theo hướng sinh học, hữu cơ và chăn nuôi gắn với môi trường. Cùng với đó, có lộ trình và giải pháp hiệu quả thực hiện hoạt động giết mổ lợn tập trung theo quy hoạch.

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top