Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 24 tháng 10 năm 2020 | 5:38

Tin NN ĐBSH: Không được phép chăn nuôi trong đô thị

Cấm chăn nuôi nhỏ lẻ trong đô thị không chỉ giảm ô nhiễm môi trường, bệnh tật mà còn tạo động lực phát triển chăn nuôi quy mô lớn, bền vững hơn. Giảm bệnh tật, ô nhiễm môi trường.

d-3-e-8264-e-4080-bcdee-591-1596268600237.jpgĐàn lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Tiến, trú tại tổ 22 phường Long Biên (Long Biên, Hà Nội) .

 

Hà Nội cấm chăn nuôi nhỏ lẻ trong đô thị

Cấm chăn nuôi nhỏ lẻ trong đô thị không chỉ giảm ô nhiễm môi trường, bệnh tật mà còn tạo động lực phát triển chăn nuôi quy mô lớn, bền vững hơn. Giảm bệnh tật, ô nhiễm môi trường.

HĐND TP đã thông qua Nghị quyết 02 quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn TP.

Theo đó, khu vực không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường) gồm: Các phường của các quận thuộc TP; 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây (Sơn Lộc, Quang Trung, Ngô Quyền, Lê Lợi); các thị trấn của 5 huyện là thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng), thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức), thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh), thị trấn Trâu Quỳ và thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm), thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì); các khu chung cư, tập thể cũ, khu đô thị nằm trên địa bàn các huyện, thị xã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Toàn TP có hơn 200.000 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, dê, gia cầm). Các phường thuộc các quận, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây, các thị trấn thuộc 5 huyện ven đô (Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì) đề xuất không được phép chăn nuôi trên địa bàn hiện có hơn 200.000 con gia súc, gia cầm, hơn 3.000 trang trại, nông hộ.

UBND TP. Hà Nội đánh giá, việc chăn nuôi ở các thị trấn các huyện ven đô, các khu đô thị với số lượng ít, hiệu quả kinh tế không cao, môi trường chăn nuôi ngày càng có nguy cơ ô nhiễm, khả năng lây lan dịch bệnh cao, có nhiều mối nguy về mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, hiện còn hơn 3.000 hộ chăn nuôi ở những khu vực theo nghị quyết 02 của TP Hà Nội sẽ không được chăn nuôi gia súc, gia cầm kể từ ngày 1/8/2020, chiếm khoảng 1,6% tổng hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, luật quy định khu dân cư không được phép chăn nuôi nhỏ lẻ. Hà Nội bây giờ đô thị hóa rất nhanh. Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán gây ô nhiễm môi trường rất lớn, nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao.

Ngoài ra còn vấn đề dịch bệnh nữa. Nếu cứ chăn nuôi nhỏ lẻ thì nguy cơ dịch bệnh rất lớn. Không những dịch tả lợn châu Phi, mà theo cơ quan thú y công bố, có trên 100 bệnh liên quan đến sức khỏe con người có thể lây nhiễm từ động vật chăn nuôi như bệnh dại, liên cầu khuẩn, lở mồm long móng, cúm A H5N1, H7N9…“Người dân sẽ dần thích nghi được quy định cấm chăn nuôi trong đô thị. Cấm chăn nuôi nhỏ lẻ trong đô thị chắn chắn sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đương nhiên ô nhiễm môi trường giảm thì dịch bệnh sẽ giảm. Nếu không làm sạch môi trường thì nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh quá cao”, ông Sơn tin tưởng.

Hà Nội đã đưa ra các chính sách như hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ vay vốn, những nơi được quy hoạch làm khu chăn nuôi sẽ có chính sách hỗ trợ về giống, môi trường, về chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Được biết, các khu chăn nuôi tập trung sẽ nằm ở các địa phương như: Ba Vì, Sóc Sơn, Mê Linh, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ…

“Đây cũng chính là một định hướng lớn của Hà Nội, thực hiện việc giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, đưa vào chăn nuôi tập trung, đảm bảo lượng cung cho 10 triệu dân của Hà Nội. Cùng với đó là đảm bảo an toàn thực phẩm. Bởi chỉ có chăn nuôi quy mô lớn, đầu tư áp dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi thì mới đáp ứng được an toàn thực phẩm và tiến tới xuất khẩu”, ông Sơn nhấn mạnh.

Khi nghị quyết áp dụng vào cuộc sống, ông Sơn nhận định sẽ gặp khó khăn: Thứ nhất, tập quán chăn nuôi các hộ chăn nuôi bao nhiêu năm nay sinh sống bằng nghề chăn nuôi, bây giờ chuyển đổi nghề không hề đơn giản. Thứ hai, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ theo kiểu tận dụng rất chính đáng. Thứ ba, nếu chuyển đổi sang chăn nuôi quy mô lớn thì liên quan đến đất đai, tài chính, cơ sở vật chất…

Song khó khăn nhất trong việc thực hiện nghị định là việc người chăn nuôi ở các khu vực cấm theo nghị định phần lớn là người lớn tuổi, ở độ tuổi 50 - 60, thậm chí 70 tuổi sức khỏe tốt vẫn chăn nuôi được. Do đó, độ tuổi cao họ sẽ tiếp cận khá chậm với những ngành nghề khác. Những hộ này có thói quen chăn nuôi truyền thống nhiều năm nay. Nhưng khi đô thị hóa, họ phải chuyển đổi nghề khác. Thay đổi tập quán có lẽ cũng không đơn giản một sớm một chiều. Hà Nội đưa ra lộ trình thực hiện việc cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm này trong thời gian 3 năm tới.

Thời gian tới, TP giao cho các sở, ngành tìm việc làm, đào tạo nghề, phát huy các làng nghề truyền thống. Đặc biệt các vùng bãi như: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Long Biên… sẽ cho chuyển đổi nghề trồng hoa, cây cảnh có thu nhập cao. Thậm chí người chăn nuôi có thể đi làm thuê cho người có thu nhập cao, đi làm ô sin… Với những người lớn tuổi, Nhà nước tuyên truyền rồi thì người dân phải có ý thức chủ động đi tìm việc…

Tập trung chỉ đạo thực hiện kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan diện rộng

UBND tỉnh vừa có Công văn số 3186/UBND&TNMT, ngày 22/10/2020 gửi các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tập trung chỉ đạo thực hiện kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan diện rộng.

 

lon_12_rkhd1.jpg

Chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn dịch bệnh.

 

Thực hiện Công văn số 7258/BNN-TY, ngày 20/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung chỉ đạo kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan diện rộng; Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Hội nghị Giao ban tuần ngày 19/10/2020, của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và UBND tỉnh tại Hội nghị Giao ban tuần ngày 16/10/2020, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, khoanh vùng, dập dịch bệnh tai xanh lợn, không để lây lan ra diện rộng.

Tiếp nhận đầy đủ số lượng hóa chất Vetvaco-Iodine được hỗ trợ, tổ chức quản lý, cấp cho các huyện, thị xã, thành phố để phòng chống dịch, bệnh. Đồng thời thực hiện nghiêm các nội dung theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 7258/BNN-TY; thường xuyên báo cáo tình hình triển khai thực hiện về UBND tỉnh để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy chăn nuôi, đảm bảo các mục tiêu của tỉnh.

Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên.

Hải Dương khắc phục khó khăn sản xuất vụ đông

Để khắc phục ảnh hưởng của nhiều ngày mưa, thị xã Kinh Môn đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giúp nông dân đẩy nhanh tiến độ làm đất, trồng hành, tỏi kịp thời vụ.

Vụ đông năm nay, thị xã Kinh Môn có kế hoạch gieo trồng 4.400 ha cây rau màu các loại, trong đó có 3.700 ha hành, tỏi, còn lại là rau, dưa, cà rốt... Những ngày qua thời tiết mưa nhiều, ảnh hưởng đến tiến độ làm đất khiến việc trồng vụ đông chậm, chủ yếu là diện tích hành, tỏi. Ông Nguyễn Xuân Hạ, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Kinh Môn cho biết: "Điều lo lắng nhất hiện nay là ruộng ướt, máy móc không thể làm đất nên tiến độ trồng hành, tỏi rất chậm so với kế hoạch. Nếu năm trước đến thời điểm này hành, tỏi đã cơ bản được trồng xong thì vụ này mới trồng 500 ha".

 

kinh-mon-khac-phuc-kho-khan-san-xuat-vu-dong-7-143902.jpg
Người dân Kinh Môn vẫn chủ động xuống đồng trồng hành, tỏi mặc dù thời tiết không thuận lợi.

 

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trồng hành, tỏi, những ngày qua thị xã Kinh Môn yêu cầu cán bộ thủy lợi ở các xã, phường phối hợp với người dân chủ động gạn nước trên ruộng đồng. Xí nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi thị xã vận hành toàn bộ máy bơm nước trong đồng ra ngoài sông để đồng ruộng nhanh khô. Thị xã yêu cầu những khu vực ruộng se se cần làm đất ngay, làm đến đâu trồng cây đến đó, không chờ mặt ruộng khô hoàn toàn. Những khu vực không sử dụng được máy làm đất lớn thì dùng máy làm đất nhỏ, thậm chí làm thủ công. Đối với những khu vực đã gieo trồng cần tập trung chăm sóc, tuyệt đối không bón đạm, lân, kali, NPK khi cây chưa phục hồi hoàn toàn.

Thời gian trồng hành, tỏi chỉ kéo dài đến ngày 25/10, nhưng trong điều kiện thời tiết như hiện nay, vụ đông ở Kinh Môn có thể kéo dài thêm 2 tuần nữa. Sau thời điểm này, nếu người dân không trồng được hành, tỏi cần chủ động chuyển sang trồng  cây khác phù hợp, không nên để trống ruộng. Năm nay được dự báo sản phẩm vụ đông sẽ tiêu thụ thuận lợi.

Thời tiết mưa nhiều có thể làm hành, tỏi đã trồng bị chết nên người dân cần chủ động một lượng giống phù hợp để trồng lại. Cây hành, tỏi có thời gian sinh trưởng, phát triển khoảng 4 tháng và sẽ cho thu hoạch vào tháng 2 năm sau. Nên thu hoạch hành, tỏi trước khi có mưa phùn, sương muối để bảo đảm hiệu quả kinh tế.

 

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top