Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 1 tháng 8 năm 2020 | 17:16

Tin NN: Tạo điều kiện thông thoáng cho DN xuất khẩu gạo sang EU

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định "Quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU để được hưởng ưu đãi hạn ngạch" lần cuối trước khi trình Chính phủ ban hành.

Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang EU muốn được hưởng ưu đãi hạn ngạch 30.000 tấn/năm miễn thuế phải được cấp chứng nhận chủng loại gạo thơm do Cục Trồng trọt (thuộc Bộ NN-PTNT) cấp. Nhằm bảo đảm gạo thơm đúng giống và đúng xuất xứ trồng tại Việt Nam, hoạt động kiểm tra được tiến hành từ đồng ruộng thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch và độ thuần của giống (% số cây) phải không nhỏ hơn 95%.

Riêng năm 2020, theo dự thảo, doanh nghiệp sẽ được áp dụng điều khoản chuyển tiếp, không phải thực hiện kiểm tra trên đồng ruộng đối với gạo thơm đã được sản xuất trước ngày Nghị định có hiệu lực để có thể tận dụng cơ hội Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA).

 

g2.jpg
Gạo ST 25 ngon nhất thế giới chưa được EU miễn thuế.

Theo công bố của EU về quản lý và phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng gạo trong khuôn khổ EVFTA có hiệu lực từ 1-8, EU cấp cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo miễn thuế mỗi năm. Trong đó, hạn ngạch dành cho gạo thơm là 30.000 tấn/năm gồm các giống: Jasmine 85, ST 5, ST 20, Nàng Hoa 9, VD 20, RVT, OM 4900, OM 5451 và Tài Nguyên chợ Đào.

Như vậy, các giống gạo thơm nổi tiếng của Việt Nam gần đây như: gạo ST 25 (đạt giải ngon nhất thế giới năm 2019), Lộc Trời 28 (đạt giải nhất ở phân khúc gạo thơm năm 2018),… không nằm trong danh sách này.

Tại hội nghị, một số doanh nghiệp thắc mắc về việc một số giống gạo thơm trong danh sách được ưu đãi nhưng thực tế không còn xuất khẩu cũng như ST5, ST20,… Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, giải thích do quá trình đàm phán EVFTA kéo dài 10 năm nên đã không cập nhật được một số giống gạo thơm mới gần đây.

"Tuy nhiên, đây là hiệp định khung, hằng năm sẽ được rà soát và cập nhật bổ sung. Trước mắt các doanh nghiệp cần thực hiện tốt theo quy định hiện hành của EU, tương lai Việt Nam có thể đàm phán để tăng hạn ngạch, giúp doanh nghiệp có "miếng bánh" lớn hơn" – ông Lê Quốc Doanh thông tin.

Ông Lê Quốc Doanh cũng nhấn mạnh nguyên tắc chung của Nghị định là xác nhận đúng chủng loại gạo thơm và đúng xuất xứ trồng tại Việt Nam, còn lại sẽ tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp.

Gạo là nông sản duy nhất có kim ngạch xuất khẩu tăng trong 7 tháng đầu năm

Báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội 7 tháng đầu năm của Tổng Cục Thống kê cho thấy gạo là mặt hàng nông sản duy nhất ghi nhận tăng trưởng 10,9%, đạt 1,9 tỷ USD. Trong khi đó, những mặt hàng nông sản còn lại đều có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước như rau quả, cà phê, hạt điều, cao su, đặc biệt, cao su giảm 20,3%, đạt 405 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 đạt 23 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 2,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,5 tỷ USD, tăng 1,5%.

Xuất khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm ước đạt 145,8 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực trong nước tiếp tục là điểm sáng của bức tranh xuất khẩu, đạt gần 50,8 tỷ USD, tăng 13,5%. Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt hơn 95 tỷ USD, giảm 5,7%.

 

gao-1.jpg
Vận chuyển gạo phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

 

Hoa Kỳ duy trì vị trí nhà nhập khẩu hàng hóa số 1 của Việt Nam, ước đạt gần 38 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Thứ hai là Trung Quốc đạt gần 24 tỷ USD, tăng 18,4 %. Trong khi đó, xuất khẩu EU giảm 5,9%, đạt 19,5 tỷ USD.

Tính chung 7 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 140 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu tăng 1,5% đạt gần 62 tỷ USD và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 6,2%, đạt hơn 77 tỷ USD.

Chỉ tính riêng tháng 7, Việt Nam xuất siêu 1 tỷ USD và 7 tháng đầu năm con số này là 6,5 tỷ USD.

Thị trường Anh nổi bật trong bức tranh xuất khẩu cá tra nửa đầu năm 2020

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, giữa vòng xoáy của đại dịch Covid-19, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh vẫn tăng 7,3%.

Trên bức tranh toàn cảnh xuất khẩu cá tra “nhạt nhòa” hơn do Covid-19 tiếp tục hoành hành dai dẳng ở hầu khắp các thị trường lớn. Giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 31,7 triệu USD, chiếm 4,7% tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang gần 130 thị trường, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Có thể nói, đây là mức tăng trưởng khả quan nhất trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam trong nửa đầu năm nay.

Tính riêng trong tháng 6/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 5,7 triệu USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2019.

 

ca-tra-158216548549797556132637314556007105471-1596108608369207314550-crop-1596108615279359977418.jpg
5 tháng đầu năm nay, 91% tổng khối lượng và 90% tổng giá trị nhập khẩu cá tra của Anh từ Việt Nam.

 

Theo thống kê cập nhật của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 5 tháng đầu năm nay, 91% tổng khối lượng và 90% tổng giá trị nhập khẩu cá tra của Anh từ Việt Nam. Ngoài nhập khẩu cá tra trực tiếp từ Việt Nam, Anh còn nhập khẩu sản phẩm này qua thị trường  Đức, Indonesia, Hà Lan, Thái Lan. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng rằng, xu hướng năm 2020, Anh đã nâng dần nhập khẩu lượng cá tra đông lạnh trực tiếp từ Việt Nam thay vì nhập khẩu qua một số cảng hay một số thị trường trung gian tại EU như các năm cũ. Trước đó, Anh cũng thường nhập khẩu cá tra từ một số nước EU như Đức, Đan Mạch, Hà Lan hay Ba Lan.

5 tháng đầu năm nay, giá cá tra nhập khẩu trung bình của Anh cũng tương đối ổn định, dao động từ 2,98 – 3,98 USD/kg. Đây là mức giá tương đối khả quan trong nửa đầu năm 2020.

Theo VASEP, nếu giá trị xuất khẩu lạc quan này tiếp tục duy trì ổn định trong các quý tới, thì mức tăng trưởng  cá tra sang Anh - thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 rất có khả năng tăng dương hơn 10% trong năm nay.

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top