Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 4 tháng 9 năm 2019 | 11:28

Tin NN Tây Bắc: Hòa Bình chi gần 3 tỷ đồng liên kết SX, tiêu thụ RAT

Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư với 2.988 triệu đồng, bao gồm ngân sách thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM và nguồn vốn đối ứng của các HTX tham gia dự án.

rat.jpg

Trong 2 năm 2019 – 2020, dự án được hỗ trợ 1.230 triệu đồng từ nguồn Chương trình MTQG xây dựng NTM, còn lại huy động vốn từ HTX và người dân trực tiếp tham gia dự án. Ảnh: Báo Hòa Bình

 

Theo quyết định đã được UBND tỉnh phê duyệt, dự án Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo chuỗi giá trị tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2020 do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư sẽ có tổng kinh phí thực hiện khoảng 2.988 triệu đồng, bao gồm ngân sách thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM và nguồn vốn đối ứng của các HTX tham gia dự án.

Cụ thể, dự án trên được triển khai với tổng diện tích khoảng 66 ha. Hai HTX tham gia sản xuất là HTX nông nghiệp hữu cơ Thành An (xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn) và HTX rau an toàn Tây Bắc (xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc). Đối tác liên kết tiêu thụ ban đầu được xác định là Tập đoàn TH True milk, Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ… Trong khuôn khổ dự án, các HTX sẽ được hỗ trợ xây dựng thành mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới tiêu biểu, triển khai chuỗi sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP, sau đó sản phẩm được phát triển thương hiệu và liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp thông qua hợp đồng kinh tế.

Đến tháng 12/2020, dự án sẽ hoàn thành và bắt đầu các bước nhân rộng ra địa bàn tỉnh.   

Huyện Tam Đường phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững

Cùng với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm qua, huyện Tam Đường (Lai Châu) khuyến khích người dân mở rộng diện tích, áp dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản. Qua đó, không ngừng nâng cao sản lượng, giá trị kinh tế và từng bước hình thành vùng sản xuất thủy sản hàng hóa tập trung.

 

thuy-san.jpg
Ảnh: Báo Lai Châu

Ông Nguyễn Hồng Quân – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện cho biết: Do ảnh hưởng của thiên tai, sạt lở đất đá, nhiều diện tích nuôi cá nước lạnh tại xã Sơn Bình bị vùi lấp, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho tổ chức, cá nhân và giảm năng suất, sản lượng cá hàng năm của huyện. Khắc phục khó khăn, đến nay, các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tái đầu tư xây dựng lại bể và các thiết bị phục vụ nuôi cá nước lạnh; hộ dân sửa chữa ao cá bị tràn, vỡ.

Phòng Nông nghiệp đã tích cực vận động hộ nuôi thủy sản chọn giống cá phù hợp khí hậu địa phương như: trắm, chép, mè, trôi, vược…; cá nước lạnh: cá tầm, hồi. Vận động, hỗ trợ người dân áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, phòng bệnh và chủ động thuốc phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Hiện, toàn huyện có trên 215ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi cá nước lạnh 1,97ha tại 6 cơ sở ở xã Sơn Bình. Những hộ gia đình nuôi cá nước lạnh nói riêng, nuôi thủy sản truyền thống nói chung đã khôi phục lại diện tích nuôi trồng và bắt đầu xuất bán cá thương phẩm ra thị trường.

Là một trong những hộ có diện tích nuôi cá lớn trên địa bàn, được thương lái đến đặt mua với số lượng lớn và ổn định, gia đình ông Vàng Văn Đội ở bản Coóc Pa (xã Bản Giang) có động lực, điều kiện đầu tư chăm sóc tốt hơn. Ông Đội cho biết: Năm 2010, vợ chồng tôi vay Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh huyện và anh em hơn 50 triệu đồng mua đất để đào ao, mua cá giống về thả. Những năm đầu thiếu kinh nghiệm, cá hay bị dịch bệnh, gia đình từng mất trắng cả lứa cá. Đến nay, hơn 1ha ao nuôi cá trắm, chép, trôi, trê lai ít dịch bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, bình quân cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện còn phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường nước, nuôi trồng thủy sản theo các hình thức an toàn. Mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp bà con có thêm kiến thức chăm sóc, phòng dịch bệnh cho cá, lựa chọn cá giống chất lượng. Tuy nhiên, huyện khuyến cáo người dân và các đơn vị đầu tư nuôi cá trên địa bàn gắn nuôi trồng, khai thác với bảo vệ môi trường, nguồn nước, hệ sinh thái.

Thu lãi 350 triệu đồng/năm từ mô hình kinh tế tổng hợp

 

kt-tong-hop.jpg

Ông Linh Văn Giảng, thôn An Thịnh, xã Tân An chăm sóc vườn thanh long của gia đình. Ảnh: Báo Tuyên Quang.

 

Năm 2010, từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện, ông Linh Văn Giảng, thôn An Thịnh, xã Tân An (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã phát triển mô hình kinh tế tổng hợp từ trồng rừng và chăn nuôi quy mô lớn.

Ông đầu tư trồng mới 6ha keo của gia đình, chăm sóc 4 ha keo liên doanh với Công ty Lâm nghiệp Chiêm Hóa. Ông xây chuồng trại để chăn nuôi 60 con lợn thịt và 300 con gà thả vườn. Kinh tế gia đình đi vào ổn định, mỗi năm ông bán khoảng 6 tấn lợn và 1 tấn gà thịt, thu nhập trên 200 triệu đồng. Năm 2017, ông bán được 4ha rừng liên doanh thu được 150 triệu đồng. Có vốn, ông đầu tư đào 1ha ao thả cá trắm, cải tạo 1ha đất đồi để trồng thanh long và bưởi Diễn. 

Mới đây, thương lái đã bao tiêu khai thác toàn bộ 6ha keo 9 năm tuổi của gia đình với số tiền 450 triệu đồng. Có thu nhập từ rừng, ông Giảng đầu tư mở xưởng bóc ván ép tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng. Ông Giảng ước tính, trừ chi phí, mỗi năm ông thu về khoảng 300 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp.    

Triển vọng trồng cây Sa nhân tại xã biên giới Xín Mần

 

sa-nhan-tim.jpg

Người dân kiểm tra quả Sa nhân. Ảnh: Báo Hà Giang

 

Phát triển cây Sa nhân tím không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đóng vai trò tích cực trong việc góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên rừng, là hướng phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện sẵn có của xã vùng sâu biên giới Nàn Xỉn (Xín Mần, Hà Giang).

Chỉ sau 2 năm trồng thử nghiệm dưới tán rừng tái sinh tại xã Nàn Xỉn, những cây Sa nhân tím đã bắt đầu ra hoa và cho quả; khoảng gần tháng nữa, những quả Sa nhân tím này sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên. Đây là loại cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Gia đình chị Cử Thị Giàng, thôn Péo Suối Ngài, xã Nàn Xỉn không dấu được niềm vui, khi hơn 1.000 cây Sa nhân tím đã bắt đầu ra hoa và cho quả. Sự lo lắng khi mới bắt đầu trồng đã không còn nữa, thay vào đó là niềm vui khi công sức lao động bỏ ra đã cho thành quả. “Trồng cây Sa nhân tím không vất vả lắm, khi trồng cũng không cần chăm bón nhiều, trồng cây nào cây đó phát triển rất nhanh; qua gần 2 năm trồng giờ đã ra quả, gia đình cảm thấy rất vui” - chị Cử Thị Giàng phấn khởi chia sẻ. Ông Sùng Hòa Phàng, Trưởng thôn Suối Péo Ngài cho biết: “Khi được triển khai dự án trồng cây Sa nhân tím dưới tán rừng, nhiều hộ trong thôn đã mạnh dạn đăng ký cùng tham gia trồng 0,5 ha. Hiện nay, tất cả diện tích của các hộ tham gia trồng thử nghiệm cây Sa nhân tím đều đã ra hoa và cho những quả đầu tiên, gia đình nào trong bản cũng vui”.

Mô hình cây Sa nhân tím dưới tán rừng tái sinh là mô hình đầu tiên tại  xã Nàn Xỉn, huyện Xín Mần được triển khai từ tháng 4.2018, với diện tích 0.5 ha, có 4 hộ tham gia. Các hộ dân ở đây được hỗ trợ giống, phân bón, khoa học kỹ thuật trong suốt quá trình trồng, chăm sóc và hưởng lợi 100% khi thu hoạch. Qua đánh giá, số Sa nhân tím đã trồng phát triển tốt, hiện đã ra hoa và quả, dự tính thu hoạch được khoảng gần 200 kg quả tươi ở vụ đầu tiên.

Đồng chí Lý Quốc Hưng, Chủ tịch UBND xã Nàn Xỉn cho biết: “Cây Sa nhân là mô hình trồng thử nghiệm đầu tiên của xã, khi mới triển khai, bà con nhân dân đã tích cực tham gia và được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn thực hiện mô hình một cách hiệu quả. Sau gần 2 năm thực hiện đến nay, cây Sa nhân trồng tại địa phương đã cho sản phẩm. Điều kiện thời tiết tại địa phương mát mẻ rất phù hợp với cây Sa nhân, bà con rất phấn khởi. Trong thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nhân dân chăm sóc theo kỹ thuật chuyên môn, định hướng bà con trồng cây Sa nhân trên địa bàn xã”.

Sa nhân tím là cây dễ trồng, ít sâu bệnh, ít vốn đầu tư, giá trị kinh tế cao và có khả năng chống xói mòn đất giúp bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện, mỗi kg Sa nhân tươi được bán với giá 250.000 đồng/kg và Sa nhân khô là khoảng 600.000 đồng/kg. Theo tính toán, cây Sa nhân trồng dưới tán rừng tự nhiên trong năm đầu tiên sẽ cho thu nhập 50 triệu đồng/0,5 ha và những năm tiếp theo năng suất sẽ cao hơn. Thông qua việc hưởng lợi từ cây Sa nhân mang lại, người dân càng có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng.

Để giúp người dân biết cách thu hoạch quả Sa nhân, phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Xín Mần kết hợp với UBND huyện Nàn Xỉn đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các hộ dân cách thức thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch quả Sa nhân để đảm bảo chất lượng, tránh không để ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Đồng chí Lý Quốc Hưng cho biết thêm: “UBND xã sẽ cử cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn bà con cách thức thu hoạch. Bởi cây Sa nhân ra quả theo chùm. Để thu hoạch có hiệu quả phải thường xuyên kiểm tra quả để thu hái nhiều lần trong một vụ và thu hái quả đúng thời điểm, thời kỳ lúc đó mới đảm bảo chất lượng, đưa ra thị trường mới có giá trị kinh tế cao. Trong thời gian tới địa phương sẽ tổ chức họp, nghiệm thu kết quả, tổng kết đánh giá hiệu quả mô hình và có kế hoạch cụ thể để nhân rộng mô hình trên địa bàn thôn Péo Suối Ngài cũng như các thôn trên địa bàn xã. Đồng thời UBND xã Nàn Xỉn sẽ quy hoạch vùng để trồng với diện tích, quy mô lớn”.

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top