Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 20 tháng 8 năm 2019 | 15:59

Tin NN Tây Bắc: Hồng không hạt Tân An vào vụ

Những ngày này, người dân các thôn Tân An 1, Tân An 2, Ba Xã, Tân Sơn, xã Tân An (Văn Bàn, Lào Cai) hối hả thu hoạch quả hồng không hạt.

hong.jpg
Ảnh: Báo Lào Cai

Hiện, xã Tân An có trên 30 ha cây hồng không hạt, tất cả đang cho thu hoạch. Sản lượng quả hồng không hạt năm nay trên 100 tấn, giảm 20% sản lượng so với năm 2018. Do đang vào đầu vụ thu hoạch, nên quả hồng Tân An bán được giá, từ 15.000 – 17.000 đồng/kg.

Năm nay, 60% lượng quả hồng Tân An được vận chuyển đi tiêu thụ tại thị trường các tỉnh: Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An và thành phố Hà Nội.

Giá ngô hạt giảm sâu, nhiều hộ nông dân gặp khó

Ngô là cây trồng chủ lực của nhiều hộ nông dân thuộc các huyện vùng cao Lào Cai, tuy nhiên thời gian gần đây, giá ngô hạt đột ngột giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của họ.

 

ngo.jpg

Người dân vùng cao vất vả trồng ngô nhưng giá bán ngô hạt lại đang ở mức thấp. Ảnh: Báo Lào Cai

 

Ông Phàn Díu Sài là một trong những hộ trồng nhiều ngô nhất thôn Cán Tỷ, xã Bản Xèo (huyện Bát Xát). Năm nay, phần lớn diện tích ngô của gia đình ông Sài cũng như các hộ khác trong thôn bị sâu bệnh, đặc biệt là sâu keo, nên năng suất giảm. Đáng buồn hơn là giá ngô giảm mạnh khiến đời sống người dân càng thêm khó khăn.

Ngồi bên đống ngô lớn mới thu hoạch để tách hạt, nét mặt vợ chồng ông Sài chùng xuống, buồn thiu. Ông Sài cho biết: Nhà tôi mỗi năm thu gần chục tấn ngô nên ngoài dùng để phục vụ chăn nuôi còn bán để lấy tiền mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, trang trải cuộc sống gia đình… Năm nay năng suất ngô đã giảm, ngô lại còn mất giá nên gia đình tôi thiệt hại hàng chục triệu đồng, gần như không được đồng công nào.

Năm nay, giá ngô hạt khô xuống ở mức rất thấp, dao động khoảng 3.500 - 3.800 đồng/kg, tùy thuộc vào chất lượng.

Nguyên nhân chính của việc giá ngô hạt khô giảm mạnh trong thời gian vừa qua là do bệnh dịch tả lợn châu Phi. Khi một lượng lớn đàn lợn của người dân ở các tỉnh, thành phố trong cả nước bị chết hoặc phải tiêu hủy, các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc không bán được hàng, dẫn tới nhu cầu thu mua ngô hạt khô giảm theo. Bên cạnh đó, nhiều hộ trong tỉnh không còn lợn để chăn nuôi, việc tái đàn gặp khó khăn nên tồn đọng lượng lớn ngô hạt khô. Lượng cung cấp ngô hạt ra thị trường tăng mạnh, trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm thì chắc chắn giá bán sẽ giảm.

Ông Sí Trung Kiên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Hiện tại, chúng tôi đang hướng dẫn người dân cách bảo quản ngô hạt để không ảnh hưởng đến chất lượng, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân ở các địa phương có thể tái đàn, tiếp tục đầu tư chăn nuôi lợn. Huyện cũng khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại cây phù hợp với đồng đất ở từng địa phương vào thay thế cây ngô nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.                                                                           

Phù Yên phủ xanh cây ăn quả trên đất dốc

Triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi cây trồng trên đất dốc giai đoạn 2017-2020, diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện Phù Yên tăng nhanh qua từng năm, vừa giúp người dân có thu nhập khá, vừa tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

 

caq.jpg

Ông Nguyễn Đức Cường, bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi (Phù Yên) chăm sóc vườn cây ăn quả của gia đình. Ảnh: Báo Sơn La

 

Mục tiêu của Đề án là đến năm 2020, diện tích đất dốc đang trồng ngô, sắn, lúa kém hiệu quả và đất trống sẽ chuyển sang trồng trên 3.900 ha cây ăn quả các loại. Theo đó, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn rà soát, đánh giá, thống kê toàn bộ diện tích đất dốc đang canh tác cây lương thực ngắn ngày, cây công nghiệp hiệu quả thấp để xây dựng kế hoạch trồng các loại cây ăn quả thay thế; giao chỉ tiêu cho các xã; tuyên truyền các cơ chế chính sách và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; chú trọng phát triển thành vùng cây ăn quả tập trung, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển các loại cây ăn quả có múi và chanh leo tại Mường Do, Tân Lang, Mường Cơi, Mường Thải, Mường Lang, Kim Bon...

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, Phù Yên đã có hơn 1.600 ha cây ăn quả các loại, gồm: cam, bưởi, nhãn, xoài, chuối, sơn tra, mận, chanh leo...; các loại cây giống đều được chiết ghép trước khi trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng, chăm sóc nên cây phát triển tốt. Đặc biệt, cây chanh leo cho thu hoạch sau khi trồng từ 4-6 tháng, sản lượng trung bình 10 tấn quả/ha (năm 2019 sản lượng ước hơn 5 nghìn tấn quả). 

Để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm, huyện hỗ trợ các địa phương và cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng chuỗi nông sản an toàn; sản phẩm cam của huyện đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Cam Phù Yên”. Huyện cũng phối hợp với Viện Rau quả Trung ương hỗ trợ phát triển các sản phẩm xoài, bưởi, bơ theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị từ nông dân đến doanh nghiệp thông qua kết nối giữa các HTX và tổ HTX, theo phương thức doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, phòng trừ dịch hại tổng hợp và bao tiêu sản phẩm.

Hiệu quả từ trồng Thanh long ruột đỏ tại Vị Xuyên

Nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích vườn tạp, kém hiệu quả sang các loại cây cho giá trị kinh tế cao, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đã đưa cây Thanh long ruột đỏ vào trồng thử nghiệm tại 5 hộ dân tại xã Việt Lâm từ năm 2014, với 4000 cây giống. Đến nay, diện tích Thanh long ruột đỏ đã được người dân trên địa bàn huyện nhân rộng, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

 

thanh-long.jpg

Mô hình trồng Thanh long ruột đỏ đang cho thu hoạch của bác Lô Thanh Hóa, xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên. Ảnh: Báo Hà Giang

 

Hiện, toàn huyện Vị Xuyên có gần 9ha trồng cây Thanh long ruột đỏ, tập trung tại các xã: Phong Quang, Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên và Việt Lâm. Cây Thanh long ruột đỏ cho thấy phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt, chịu hạn tốt, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh hại.

Theo bà con cho biết, trồng Thanh long ruột đỏ chỉ mất chi phí đầu tư ban đầu, nhưng cây cho thu hoạch liên tục thường từ tháng 6 đến tháng 11, cứ 15 ngày lại cho thu hoạch một đợt. Mỗi gốc thanh long cho thu hoạch từ 5 - 6 đợt quả; giá bán trung bình từ 30.000 - 35.000/kg, năng suất trung bình từ 20 - 25 tấn quả/ha, mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân gấp nhiều lần so với những loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích.

Thanh long ruột đỏ hiện là loại quả đang được thị trường rất ưa chuộng, nên đầu ra của người dân được đảm bảo.  

 

 

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top