Hướng tới sản xuất cà phê bền vững, nhiều bà con ở Tây Nguyên đã chuyển đổi canh tác theo hướng hữu cơ.
Theo xu thế sản xuất nông nghiệp bền vững, an toàn, chất lượng cao, nhiều bà con huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đã chuyển đổi phương thức sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ.
Hái cà phê chín để tăng chất lượng hạt
Vườn cà phê hơn 4 ha của ông Nguyễn Ngọc Cao, thôn Thuận Hạnh, xã Thuận An (Đắk Mil) vẫn xanh mướt giữa mùa khô, trái chín mọng chờ thu hoạch.
Ông Cao trồng cà phê dây, nên thời gian thu hoạch chậm hơn các loại cà phê khác trên địa bàn. Giống cà phê dây có ưu điểm: trái to, cành dài, dễ hái, chống hạn tốt, chín đều...
Để sản xuất cà phê hữu cơ, ông đã chuẩn bị từ 5 năm trước. Ngoài thay đổi quy trình sản xuất, ông còn cải tạo đất, không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV, phân hóa học.
Sau khi áp dụng, ông thấy hiệu quả hơn cách sản xuất trước đây, cà phê phát triển tốt, bền vững, với mức đầu tư không cao.
Ngoài ra, để sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất, ông thu hái cà phê chín 100%, phơi nguyên trái, trên giàn lưới.
Hiện, ông đã liên kết với Công ty Cà phê Gia Vi, T. p Hồ Chí Minh để tiêu thụ sản phẩm, với mức giá cao hơn giá thị trường từ 15 - 20.000 đồng/kg cà phê nhân.
Tương tự, anh Nguyễn Quốc Vương, thôn Đức An, xã Thuận An, cũng có 3,1 ha cà phê thu hoạch năm thứ 6. Anh Vương áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ từ 5 năm nay.
Theo đó, sản xuất hữu cơ phải tuân thủ nghiêm ngặt thuốc BVTV, phân bón, để hạt cà phê đạt chất lượng theo quy chuẩn chung.
Ngoài ra, anh luôn thu hái cà phê chín trên 80%. Sản xuất cà phê hữu cơ, phải đặc biệt chú ý đến đất sạch, để phát triển bền vững.
Đất phải được cải tạo và bổ sung các chất thường xuyên. Với cách làm này, vườn cà phê của anh đạt năng suất 5 tấn/ha/vụ.
"Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ là cách làm thuận theo tự nhiên, hướng phát triển bền vững, mang lại cho người sản xuất nhiều lợi ích trong đầu tư, sản xuất", anh Vương cho biết.
Theo ông Lê Văn Điệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đắk Mil, mô hình sản xuất cà phê hữu cơ trên địa bàn, đều có sản lượng cao hơn khoảng 2 lần so cà phê thường.
Về giá cả, cà phê hữu cơ cao hơn so cà phê thường 15 -20.000 đồng/kg. Các hộ sản xuất cà phê hữu cơ cũng đã kết nối với các cơ sở rang xay, thu mua cà phê, để tiêu thụ sản phẩm.
So với cà phê truyền thống, cà phê hữu cơ đạt hiệu quả cao hơn, bền vững hơn.
Hiện, xã Thuận An đã phối hợp với HTX Orga cà phê Thuận An, hỗ trợ người dân xây dựng mô hình sản xuất cà phê hữu cơ. HTX liên kết với 10 hộ sản xuất cà phê hữu cơ, và hỗ trợ người dân kỹ thuật chăm sóc, bón phân, chỉ dẫn địa lý, thị trường tiêu thụ.
HTX còn hỗ trợ việc thực hiện các thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng nhật ký sản xuất online. Cử cán bộ kỹ thuật của HTX cũng xuống vườn cà phê từ 1 - 2 lần/tháng để kiểm tra quy trình chăm sóc.
Ngoài ra, HTX còn bao tiêu sản phẩm cho người dân với giá cao hơn thị trường 15 - 20 ngàn đồng/kg.
Ông Lê Xuân Đông, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho hay, thời gian qua, người dân đã chuyển đổi phương thức sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua các mô hình này cho thấy, năng suất, chất lượng cũng như sự phát triển của cây cà phê rất tốt, đầu ra được cam kết thu mua cao hơn thị trường.
Thời gian tới, xã Thuận An tiếp tục vận động người dân trên địa bàn tăng cường sản xuất, mở rộng diện tích cà phê theo hướng hữu cơ.
Ông Lê Văn Điệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đắk Mil cho biết, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, là xu hướng tất yếu của ngành. Trên cơ sở Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, cùng với chương trình xây dựng NTM theo bộ tiêu chí nâng cao và thực hiện chương trình OCCOP của tỉnh.
Huyện Đắk Mil đã tích cực tuyên truyền, vận động, nhân rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, các hộ sản xuất cà phê hữu cơ đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thị trường ổn định.
Để đồng hành với người dân, huyện đang kết nối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cà phê trong và ngoài tỉnh, để tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện, đã có 4 doanh nghiệp kết nối để sản xuất cà phê hữu cơ khá ổn định.
Lâm Đồng: Các mặt hàng xuất khẩu chính đều sụt giảm giá trị
Xuất khẩu của Lâm Đồng đang có xu hướng giảm dần, kể từ đầu Quý III/2019 và đang kéo dài sang năm 2020.
Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng của dịch bệnh, biến đổi khí hậu và đặc biệt là, các thị trường xuất khẩu chính của tỉnh, đều đang có dấu hiệu suy giảm tăng trưởng.
Sản xuất chè chất lượng cao để cạnh tranh với nước ngoài
Được biết, ước kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh tháng 2/2020 đạt 43,14 triệu USD, giảm 24,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, doanh nghiệp trong nước ước đạt 25,9 triệu USD, giảm 29% so cùng kỳ 2019, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 17,5 triệu USD, giảm 16% so cùng kỳ năm trước, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Giá trị xuất khẩu lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, ước đạt 70,7 triệu USD, đạt 8,8% kế hoạch năm 2020, giảm gần một nửa so cùng kỳ.
Bà Nguyễn Thị Lệ Hường - Trưởng phòng Quản lý Đầu tư và Hợp tác quốc tế - Sở Công thương, cho biết, hàng hóa xuất xứ Lâm Đồng được xuất khẩu khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện, có 7 sản phẩm xuất khẩu có giá trị lớn là: Alumin, cà phê, sản phẩm dệt may, hoa, rau củ quả, chè chế biến và hạt điều.
Hầu hết các mặt hàng đều sụt giảm về giá trị xuất khẩu, trong những tháng đầu năm 2020. Để khắc phục, Lâm Đồng cần nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời, xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm để đáp ứng về chất lượng, xuất xứ hàng hóa, cạnh tranh công bằng với các nước khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường như: Singapore, Malaysia để kết nối các doanh nghiệp trong tỉnh và doanh nghiệp các nước này.
Cung cấp thông tin về chương trình xúc tiến thương mại ở nước ngoài và các hội chợ quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp thủ tục để tham gia; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực hội nhập, để xuất khẩu hàng hóa, thương mại điện tử… nâng kim ngạch xuất khẩu thời gian tới.
Gà đen Cao Bằng, định cư ở Gia Lai
Quá trình di cư từ tỉnh Cao Bằng vào xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, Gia Lai) lập nghiệp, đồng bào Mông đã đem theo giống gà đen của dân tộc mình.
Gà đen được người Mông nuôi ở xã Ya Hội. Ảnh NM
Nhờ được nuôi dưỡng, chăm sóc cẩn thận, nên giống gà quý sinh sôi, phát triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong gia đình, mà còn bán ra thị trường.
Năm 1991, ông Đào Văn Dinh (làng Mông) đưa vợ con từ Cao Bằng vào Ya Hội lập nghiệp. Ngoài vật dụng cần thiết, ông còn mang theo 1 con gà mái và 8 gà con.
Nhờ thích nghi với thời tiết và được chăm sóc kỹ, nên đàn gà sống 100%. Ông Dinh cho hay: Từ đó đến nay, gia đình luôn duy trì đàn gà trên 30 con.
Khoảng 3 năm gần đây, ngoài nuôi tại nhà, tôi còn mang vào trại cách khu dân cư chừng 5 km để nuôi.
Theo ông Dinh, gà đen thích sống trong môi trường tự nhiên. Do đó, khi đưa vào rẫy, gà thích ứng và sinh sản, phát triển tốt. Vốn có sức đề kháng cao cộng với môi trường trong lành ăn thức ăn tự nhiên như rau, cỏ, côn trùng… nên đàn gà ít bị bệnh.
“Nuôi gà đen không khó, không mất thời gian, công chăm sóc. Ngày cho ăn 2 lần, bắp hoặc lúa. Trong ngày, đàn gà tản mát đi kiếm mồi, tối về chuồng đậu.
Chuồng cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần vây lưới, hoặc thưng gỗ tạp, trên lợp rơm, cỏ tranh; tận dụng những tre, gỗ cho gà đậu… Gà trưởng thành nặng khoảng 3 kg, gà trống có con trên 4 kg.
Gà mái sinh sản 3 lần/năm, mỗi lần đẻ 15-17 trứng. Gà đen chân chì, da, mặt, mào đen; lông có 3 màu: trắng, đen và hoa mơ”-ông Dinh chia sẻ.
Gia đình ông Đào Văn Pình cũng có đàn gà đen trên 30 con. Được nuôi ở trại, tách biệt khu dân cư. Có thời điểm đàn gà lên tới 50 con. Gần đây, khi biết giá trị của gà đen, nhiều thương lái tìm đến mua, giá bình quân 120 ngàn đồng/kg, gà trống thiến 130-150 ngàn đồng/kg.
Năm 2019, vừa bán gà giống, gà thịt, tôi thu hơn 7 triệu đồng. Nhờ vậy, việc chi tiêu trong gia đình bớt khó khăn. Ông Pình cho biết thêm, gà đen là giống quý, thường được dùng vào dịp lễ, Tết, tẩm bổ cho người ốm; gà hầm với thuốc bắc, sâm để bồi bổ sức khỏe...
Trưởng thôn Đinh Lý Kim Tuyến cho hay: Hiện, có 8 gia đình nuôi gà đen, khoảng 100 con, phần lớn nuôi trong rẫy, trang trại chăn thả. Chúng tôi thường xuyên vận động người dân chăm sóc, phòng dịch cho đàn gà, áp dụng tiến bộ KHKT vào chăn nuôi. Thường xuyên vệ sinh chuồng, phun thuốc tiêu độc khử trùng; cho gà ăn đủ chất để tăng sức đề kháng…
“Nhờ ý thức bảo vệ, duy trì chăn nuôi, gà đen đã sinh sôi, phát triển và nhân rộng. Mong ngành chức năng hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật nuôi gà cho người dân, để việc nhân rộng gà đen đạt hiệu quả”-ông Tuyến chia sẻ.
Ông Lý Nguyên Hùng-Phó Bí thư Đảng ủy xã Ya Hội-cho biết: “Gà đen là giống gà quý của người Mông, được đưa từ Cao Bằng vào Ya Hội từ năm 1991,vừa phục vụ trong gia đình và sử dụng cúng tế.
Gà đen thịt thơm ngon, bổ dưỡng, được thị trường ưa chuộng, dễ thích nghi điều kiện khí hậu địa phương, giá trị cao. Hiện, chúng tôi tiếp tục vận động, khuyến khích người dân tăng đàn, giúp bà con nâng cao thu nhập”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…