Tin tức Tây Nguyên: Giấc mơ xuất khẩu chuối tan tành
Những ngày gần đây, nông dân tỉnh Lâm Đồng đang bắt đầu vào vụ thu hoạch bơ nên có giá bán khá cao. So với cùng vụ mùa năm ngoái, thời điểm này giá bơ đã cao hơn từ 10 – 20%, đặc biệt có những loại bơ đặc sản giá bán lên tới 100.000 đồng/kg do khan hàng.
Lâm Đồng: Mùa bơ dẻo ngon thượng hạng, giá 120.000 đồng/kg không có mà mua
Theo Trung tâm Thông tin thương mại và công nghiệp (Bộ Công Thương), hiện bơ sáp loại 1 thương lái đang thu mua tại vườn dao động từ 45.000 – 55.000 đồng/kg, bơ Hass 30.000 – 45.000 đồng/kg, bơ Booth 40.000 – 45.000 đồng/kg.
Ngoài những giống bơ trái mùa nổi tiếng như bơ Booth, bơ Hass, bơ Reed và bơ tứ quý, còn có một giống bơ trái mùa thơm ngon nổi tiếng mà chúng ta không thể không kể đến đó chính là giống bơ 034, còn có tên gọi khác nữa là bơ sáp trái mùa.
Trên thị trường hiện nay, bơ 034 được thương lái thu mua với giá rất cao, từ 100.000 – 120.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hàng do chỉ mới vào đầu vụ thu hoạch.
Hiện nay vườn ươm của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (EaKmat) cũng đã tiến hành ươn giống cây trồng này để phục vụ cho nhu cầu trồng rộng rãi của bà con nông dân.
Theo một số nhà vườn, năm nay nhờ thời tiết thuận lợi, có mưa sớm nên cây bơ phát triển tốt, cho năng suất cao. Đặc biệt thời điểm này chuẩn bị vào mùa cao điểm du lịch hè, nhu cầu tiêu thụ của thị trường lớn nên đã đẩy giá bơ lên cao.
Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 2.000 ha bơ các loại. Diện tích cây bơ chủ yếu được trồng xen với vườn cà phê, tập trung chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà và thành phố Bảo Lộc.
Hiện nay, nhiều địa phương cũng hình thành những vườn chuyên canh bơ 034, cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm và đang là hướng đi mới của người nông dân trong vùng.
Đắk Lắk: Giấc mơ xuất khẩu tan tành, người trồng chuối lỗ nặng
Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã triển khai trồng thí điểm 30ha chuối Nam Mỹ trên địa bàn các xã Krông Na, Ea Huar và Ea Nuôl với mục tiêu rất rõ ràng: xuất khẩu để mang lại thu nhập cao hơn cho nông dân. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác.
Đến cuối năm 2017, người trồng chuối trên địa bàn huyện Buôn Đôn bắt đầu thu hoạch vụ đầu tiên trong sự thất vọng nặng nề. Toàn bộ sản phẩm chuối Nam Mỹ từng được kỳ vọng sẽ xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đem lại hiệu quả kinh tế cao đều không đủ tiêu chuẩn loại 1 để phía công ty thu mua.
Nông dân trồng chuối Nam Mỹ lỗ nặng
Ông Nguyễn Trung Thành, ở buôn Ea Mar tham gia dự án từ những ngày đầu với hơn 2.500 cây chuối Nam Mỹ trên diện tích 1ha đất chua xót nói. “Ngay từ vụ đầu tiên gia đình tôi đã đầu tư 150 triệu đồng chi phí sản xuất, nhưng thu lại chỉ được 30 triệu đồng sau khi bán chuối và thua lỗ 120 triệu đồng. Nhận thấy giống chuối mới không thể đem hiệu quả kinh tế cao nên gia đình tôi đã phá bỏ 1 ha chuối Nam Mỹ để chuyển đổi sang cây trồng khác”.
Gia Lai: Niềm tin… chanh dây khi cây hồ tiêu chết hàng loạt
Hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt, giá liên tục giảm khiến người trồng tiêu ở huyện Chư Pưh (Gia Lai) lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Trước những diễn biến của cây hồ tiêu, UBND huyện Chư Pưh đã làm việc với các ngành liên quan của huyện, các xã, thị trấn và lãnh đạo Trung tâm Chế biến rau quả Doveco (Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao) nhằm phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến rau củ quả và liên kiết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Loại cây trồng thay thế được chính quyền và nông dân ở đây nhắm đến là chanh dây. Hiện đã có trên 150 hộ ở 7 xã và thị trấn của huyện đăng ký tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ký kết với Trung tâm Chế biến Doveco với tổng diện tích trên 107ha để trồng chanh dây.
Hiện nay người dân đầu tư vào trồng cây chanh dây
Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Pưh, ông Nguyễn Long Khánh cho biết: “Hiện trên địa bàn chưa có vùng chuyên canh cây ăn trái, chủ yếu trồng xen canh trong vườn hộ gia đình. Qua đánh giá, chúng tôi thấy cây ăn trái phát triển rất tốt do phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương. Nhìn thấy điều này nên bà con đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá vỡ thế độc canh cây hồ tiêu, nhằm đem lại thu nhập cao và ổn định hơn. Đối với cây ăn trái, người dân chủ yếu trồng tự phát, sau đó thu hoạch bán cho các cơ sở thương lái tại địa phương, khó chủ động giá cả. Do vậy, huyện đã chủ động mời Cty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao về, chuyển giao chương trình liên kết với nông dân để trồng một số cây ăn quả như chanh dây, chuối, dứa, măng tre Bát độ với hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm…”
Hơn bốn năm trở lại đây, nông dân các xã trên địa bàn huyện Chư Jút (Đắk Nông) vô cùng phấn khởi khi giống lúa LH12 trồng thử nghiệm tại địa phương đã đem lại hiệu quả tích cực.
Theo Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Chư Jút, toàn huyện có 27.679 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 3.107 ha đất sản xuất lúa nước (vụ đông xuân 985 ha), sản lượng 25.700 tấn. Những năm qua, nông dân trong huyện đã sử dụng nhiều giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao, trong đó có giống lúa LH12 trồng thử nghiệm tại địa phương.
Giống lúa LH12 đạt năng suất cao trên đồng đất Chư Jút
Theo nhận xét của bà con nơi đây thì LH12 có rất nhiều ưu điểm so với các giống khác tại địa phương như: Thời gian sinh trưởng ngắn, phát triển tốt dưới điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, kháng được nhiều loại sâu bệnh, cho năng suất cao. Bên cạnh đó, chất lượng gạo cũng là một điểm đáng chú ý của LH12 với gạo ngon, thơm, dẻo, tỷ lệ gạo xát và gạo nguyên cao.
Ông Hồ Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Chư Jút, cho biết với khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và khả năng chịu hạn, kháng bệnh cao, giống lúa LH12 đạt năng suất trung bình 7 tấn/ha, có chân ruộng chăm sóc tốt đạt 9 tấn/ha, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng giống lúa này ở một số cánh đồng tại các xã còn lại.
Kon Tum: Đẩy mạnh phát triển rau màu theo hướng hàng hoá
Nhằm giảm bớt áp lực về nguồn nước tưới cho cây trồng, đồng thời tận dụng thế mạnh về thị trường tiêu thụ để nâng cao thu nhập cho người dân, những năm gần đây, huyện Đăk Hà đã vận động người dân mở rộng diện tích trồng cây rau màu. Đặc biệt, huyện khuyến khích nông dân đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất từng bước xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn.
Ông Nguyễn Văn Hậu – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Hà cho biết: Trong cơ cấu các loại cây ngắn ngày của huyện, bên cạnh cây lúa, những năm gần đây, huyện đã xác định phát triển cây màu để nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người nông dân. Đặc biệt, huyện khuyến khích nông dân chuyển đổi đất kém hiệu quả, thiếu nước sang trồng rau màu, xen canh một vụ lúa một vụ màu. Năm 2018, tổng diện tích rau màu trên địa bàn huyện ước đạt khoảng 200ha.
Nông dân đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất
Hiện nay, huyện Đăk Hà đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó chất lượng sản phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Do đó, cùng với việc mở rộng diện tích, ngành Nông nghiệp huyện còn phối hợp với các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, triển khai tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho người dân.
Đây chính là giải pháp để phát triển sản xuất bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; đồng thời bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, bảo vệ môi trường. Hiện toàn huyện có khoảng 100ha rau an toàn, chiếm gần ½ tổng diện tích rau màu trên địa bàn.
Sản xuất rau màu, nhất là rau an toàn là hướng đi triển vọng đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Đăk Hà. Qua đó, từng bước thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đa dạng hoá các loại cây trồng của huyện, góp phần tăng thu nhập cho nông dân./.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.