Tin tức Tây Nguyên: Nông sản Đà Lạt thua trắng trên sân nhà
Thời gian qua, giá mì nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum liên tục tăng và hiện đang ở mức giá khá cao. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui được giá, nhiều nông dân vẫn không khỏi thấp thỏm lo lắng liệu mức giá cao có duy trì được lâu.
Kon Tum: Mừng lo khi mì tăng giá
Hiện giá mì được các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh thu mua vào khoảng 3.000 đồng/kg (mì đạt 30% độ bột), tăng hơn gấp 2 lần so cùng thời điểm này năm trước. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Với mức giá này, người trồng mì có lãi khá, bình quân trên 30 triệu đồng/ha.
Sở dĩ giá mì nguyên liệu tăng cao là do hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thuận lợi kéo giá tinh bột sắn tăng cao hơn so với mọi năm. Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2018, xăng sinh học E5 chính thức được đưa vào lưu hành trên toàn quốc thay thế xăng Ron 92, mà một trong những nguyên liệu dùng để phối trộn tạo ra xăng E5 là cồn ethanol được sản xuất từ củ mì; điều này đã góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ, đẩy giá mì lên cao.
Mì được giá, người dân có thu nhập để trang trải cuộc sống. Đặc biệt, với những hộ nghèo mì là cây trồng mang lại nguồn thu chính thì việc được giá khiến họ không thể vui hơn.
Thực tế thời gian qua cho thấy, giá mì luôn lên xuống thất thường, có thời điểm giá mì lên đến 3.000 – 3.500 đồng/kg, nhưng sau đó lại rớt xuống không phanh xuống còn 1.100 – 1.200 đồng/kg đã đẩy nhiều nông dân, nhất là những người nghèo lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn.
Giá mì tăng cao khiến nông dân phấn khởi, nhưng lại tiềm ần nguy cơ diện tích trồng mì tăng nóng ở vụ tới này, phá vỡ quy hoạch cũng như cơ cấu cây trồng ở nhiều nơi. Nhất là, việc giá mì ở mức cao lại rơi đúng vào thời điểm người dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung xuống giống trồng vụ mới nên càng đứng trước nguy cơ khó kiểm soát.
Đắk Nông: Phân bón giả “tác oai tác quái”
Sở NNPTNT Đắk Nông đã công bố 6 sản phẩm phân bón kém chất lượng của 6 công ty. Đơn vị này cũng khuyến cáo các nông hộ không nên sử dụng các loại phân bón có tên trong danh sách.
Trước thực trạng người dân phản ánh cây trồng bị chết do phân bón giả, phân bón kém chất lượng gây thiệt hại lớn vẫn tồn tại trong thời gian qua, các đơn vị liên quan đã thực hiện công tác thanh, kiểm tra và kết quả thật bất ngờ. Đã có 6 sản phẩm được công bố là kém chất lượng.
Theo đó, các mẫu phân bón kém chất lượng bao gồm: nấm Trichodema do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Việt Nam (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên phân phối); phân bón lá Ba Con Cò do Công ty TNHH Ba Con Cò (Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phân phối); phân bón hữu cơ khoáng BiO Ba Lá Xanh 01 do Công ty Cổ phần phân bón lá Ba Lá Xanh (Ấp 3, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An sản xuất); phân bón hữu cơ vi sinh 3E do Công ty TNHH Thuận Tam (Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh sản xuất); phân bón lá cao cấp AMINOBO do Công ty TNHH Một thành viên sản xuất thương mại Thành Nông (Số 26/6 Lưu Hữu Phước, Phường 15, Quận 8, TP Hồ Chí Minh phân phối). Và phân bón hữu cơ sinh học 434 do Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Hợp Lực (có địa chỉ số 162 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4, TP Hồ Chí Minh phân phối).
Ông Nguyễn Hữu Hào, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đắk Nông cho biết, năm 2017, qua quá trình thanh tra, kiểm tra chuyên ngành quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở đã lấy 48 mẫu phân bón các loại để phân tích hàm lượng.
Qua các lần phân tích kết quả cho thấy, có 7 mẫu phân bón của 7 Công ty sản xuất, phân phối không đạt chất lượng. Ngay sau đó, Sở đã làm thủ tục xử lý 1 Công ty, còn lại 6 Công ty nêu trên đã nhiều lần gửi giấy mời nhưng cố tình không phối hợp làm việc để xử lý theo quy định của pháp luật.
Gia Lai: Giá khoai lang Nhật chỉ còn 1.000 đồng/kg, tư thương vứt bỏ cả bãi
Đang ở mức 14.000 – 15.000 đồng/kg, giá khoai lang Nhật bán xô bỗng rớt xuống “chạm đáy”, chỉ còn 3.000 đồng/kg khoai tuyển đẹp, riêng khoai nhỏ hơn, giá còn 1.000 đồng/kg nhưng thương lái cũng không mua. Hàng trăm hộ dân trồng khoai lang Nhật ở xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đành để khoai hư thối dần trên ruộng.
Giá khoai xuống thấp chỉ còn 1.000 đồng/kg, tuy nhiên nhiều thương lái vẫn không thèm ngó ngàng tới. Chị Bùi Thị Tươi buồn rầu nói: “Nhà tôi trồng được 1ha, vừa rồi đào được 9 sào, khoai to tôi bán giá 3.000 đồng/kg, khoai nhỏ 1.000 đồng, tổng cộng được 30 triệu đồng. Một sào còn lại giờ đào về cho gà, lợn ăn chứ thương lái không mua nữa, tính ra tôi lỗ mất 30 triệu đồng”.
Hiện, toàn xã Chư A Thai có 185ha khoai lang Nhật đang thu hoạch. So với vụ trước, diện tích trồng khoai đã tăng khoảng 50 – 60ha. Nguyên nhân là do vụ năm ngoái được cả mùa lẫn giá, bình quân mỗi hecta khoai thu lãi cả trăm triệu đồng, gấp 8 – 9 lần so với trồng lúa nên năm nay nhiều hộ tăng diện tích trồng.
Nông sản Đà Lạt thua trắng trên sân nhà
Các mặt hàng nông sản Đà Lạt đang rớt giá thê thảm vì hàng Trung Quốc lấn lướt. Thua lỗ, nợ nần chồng chất, nhiều chủ quầy trong chợ nông sản Đà Lạt phải xin nghỉ.
Tại các vựa rau thuộc các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương và các phường tại TP Đà Lạt, giá mặt hàng rau củ quả như khoai tây, hành tây, su hào, bắp sú, cà rốt… giá giảm từ 20%-30%, thậm chí nhiều mặt hàng còn giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá giảm nhưng thương lái không mặn mà đến thu mua. Cụ thể giá khoai tây tại vườn chỉ được các thương lái mua với giá 5.000-7.000 đồng/kg (bằng nửa giá so với niên vụ trước), hành tây ở mức 3.000 đồng/kg, su su 2.000 đồng/kg; củ dền, cải thảo, cà rốt… chỉ dao động 2.000-3.000 đồng/kg (giá cùng kỳ năm ngoái hơn 10.000 đồng/kg).
Ông Nguyễn Thế Hiền, đại diện ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt, phản ánh không chỉ người dân lâm vào cảnh khó khăn mà ngay tại chợ nông sản này, nhiều chủ quầy kinh doanh bao nhiêu năm nay giờ đã gửi đơn xin nghỉ vì hàng Đà Lạt không xuất đi được, thậm chí có người phải bán cả xe tải để trả nợ vay ngân hàng. “Chưa thấy năm nào mặt hàng nông sản Đà Lạt lại rơi vào thảm cảnh như thế này!” – ông Hiền nói.
Theo người dân địa phương, rau củ quả Trung Quốc hình thức đẹp, giá lại rẻ, phong phú chủng loại từ bắp cải, cà chua, gừng, hành, tỏi, cam, quýt, mận, đào, lê, táo, dưa hấu… Ngay cả các loại quả đặc sản của Đà Lạt như hồng, dâu tây vẫn bị đụng hàng Trung Quốc.
Đáng chú ý, tình trạng nông sản Trung Quốc đội lốt nông sản Đà Lạt đã được cảnh báo nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có giải pháp gì hiệu quả để bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt.
Theo ông Trần Thanh Vũ, Trưởng Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Đơn Dương, phần lớn các mặt hàng nhập từ Trung Quốc đều không tiêu thụ ở địa phương. Nhiều cơ sở nhập về sơ chế lại sau đó đem đi tiêu thụ một số địa bàn khác. Mặc dù thiếu minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nhưng “khó khăn ở đây là không thể cấm doanh nghiệp nhập nông sản từ Trung Quốc. Mặt khác, rất khó để phát hiện được họ có hay không việc đánh tráo các mặt hàng với nhau sau khi sơ chế lại đưa ra thị trường tiêu thụ” – ông Vũ nói./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.